Gan đóng vai trò quan trọng trong thanh lọc và loại bỏ những chất có hại trong cơ thể nên có thể coi là “nhà máy hóa học” của cơ thể. Do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại nên gan có thể thương tổn nếu hoạt động quá tải, thậm chí dẫn tới ung thư gan. Kỹ thuật sinh thiết gan có thể coi là phương pháp giúp bác sĩ xác định tình trạng của gan và đánh giá khối u gan.
Menu xem nhanh:
1. Sinh thiết gan và những trường hợp chỉ định điều trị
Sinh thiết gan hay chọc hút tế bào gan là phương pháp được bác sĩ sử dụng để xác định một số bệnh về gan. Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng kim sinh thiết nhỏ đâm qua da ở bụng phải tiến đến gan và thu mẫu tế bào nhỏ nhu mô gan để xét nghiệm.
Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát mẫu tế bào thu được trên kính hiển vi để đánh giá những bất thường nếu có.
Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Chẩn đoán và đánh giá mức độ các bệnh về gan, bao gồm xơ gan, viêm gan tự miễn, bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan B hoặc C, bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng)
– Xác định giai đoạn bệnh gan dựa trên mức độ tổn thương hoặc mô sẹo ở gan
– Theo dõi gan sau khi ghép gan
– Trước khi lên một kế hoạch điều trị
– Trường hợp không nắm được nguyên nhân khiến gan tổn thương hay những bất thường về chức năng gan.
– Đánh giá loại khối u ở gan.
Tùy theo từng trường hợp bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều lần thực hiện sinh thiết để có kết quả chuẩn xác nhất.
2. Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện sinh thiết
Cần chủ động báo với bác sĩ những loại thuốc mà bản thân đang dùng kể cả thuốc kê đơn, thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng… Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để có thể phòng ngừa mọi trường hợp bất lợi có thể xảy ra.
2.1 Các loại thuốc cần ngưng sử dụng trước khi sinh thiết
Một số loại thuốc được khuyến cáo không dùng trước khi sinh thiết bởi có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Tuy nhiên trước khi dừng bất kì loại thuốc nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý những loại thuốc cần ngừng sử dụng trước khi sinh thiết gồm: nhóm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc có thành phần Aspirin, thuốc tim mạch, thuốc thảo dược…
2.2 Chẩn đoán hình ảnh trước khi thực hiện kỹ thuật sinh thiết gan
Đa số người bệnh được chỉ định siêu âm gan mật trước khi thực hiện sinh thiết để bác sĩ có thể xác định vị trí cần lấy mẫu của gan. Tuy nhiên, không bắt buộc trường hợp nào cũng cần siêu âm.
Một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định siêu âm khi bác sĩ yêu cầu để đánh giá kĩ hơn về tình trạng gan và xác định vị trí sinh thiết. Ngoài ra, bệnh nhân được thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh khác tùy theo tình trạng bệnh.
2.3 Chuẩn bị về dinh dưỡng, ăn uống trước khi sinh thiết
3. Quy trình sinh thiết và chăm sóc sau khi sinh thiết
3.1 Quy trình thực hiện kỹ thuật sinh thiết gan
3.2 Chăm sóc bệnh nhân sau khi sinh thiết gan
Sau khi thực hiện xong kỹ thuật sinh thiết, bệnh nhân cần nằm nghiêng sang bên phải và kiểm tra huyết áp định kỳ. Bệnh nhân nên thư giãn, thả lỏng để bình ổn sức khỏe và tâm trạng trong quá trình chờ đợi. Đặc biệt sau khi sinh thiết khoảng 5-7 ngày, bệnh nhân lưu ý không mang vác vật nặng, không dùng thuốc chống đông máu và thăm khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Những dấu hiệu bất thường có thể gặp phải sau quá trình sinh thiết bao gồm:
– Xuất hiện cảm giác đau nhẹ, khó chịu ở khu vực sinh thiết
– Ngực đau, hơi khó thở và chảy máu ở nơi sinh thiết
– Sốt cao trên 38 độ C và cảm giác ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi
– Tim đập nhanh, trống ngực hoặc cơ thể bồn chồn
– Đại tiện ra máu hoặc phân hắc ín màu đen.
Trên đây là những thông tin cần biết về kỹ thuật sinh thiết gan. Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan cũng như một số bệnh về gan khác. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể để chỉ định thực hiện sinh thiết gan khi cần thiết.