Thuốc cảm cúm cho trẻ em là những loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh. Đối với trẻ em khi mắc bệnh cúm, việc sử dụng thuốc trong một số trường hợp như trẻ quấy khóc nhiều, trẻ không ăn uống được,… là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên dùng loại thuốc nào và dùng như thế nào cho đúng.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cần biết về bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ
Cảm cúm ở trẻ nhỏ là một bệnh liên quan đến viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp rất thường gặp. Những biểu hiện của bệnh là cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi, khàn tiếng,….
Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có sức khỏe kém là đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm nhất. Ngoài ra, cảm cúm cũng có thể thường xuyên xảy ra với những người hay phải làm việc trong điều kiện thay đổi nhiệt độ từ nóng sang lạnh đột ngột, những người thiếu sự vận động hoặc thiếu ngủ.
Căn bệnh cảm cúm có thể diễn ra quanh năm nhưng tăng mạnh nhất vào mùa đông xuân, mùa nồm ẩm, khi thời tiết chuyển lạnh hoặc mưa kéo dài. Nếu không tập trung tăng cường sức đề kháng và giữ ấm cho trẻ thì khả năng trẻ bị mắc cảm cúm rất cao.
Bệnh tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng vẫn có thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ khi con con dùng thuốc cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Không được sử dụng thuốc bừa bãi, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và có thể gây nguy hiểm cho con.
2. Cho trẻ uống thuốc gì khi bị cảm cúm?
2.1. Các nhóm thuốc cảm cúm cho trẻ em để điều trị triệu chứng
– Nhóm thuốc giảm sốt, giảm đau
Paracetamol (hay Acetaminophen) là nhóm thuốc thông dụng để làm giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng . Đây là nhóm thuốc khá an toàn cho trẻ, chỉ cần sử dụng đúng liều lượng ghi trên vỏ thuốc.
Nhóm thuốc này thường được chia thành loại cho trẻ con và cho người lớn. Liều dùng thuốc dựa trên cân nặng và thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cần đảm bảo liều dùng và thời gian cho uống hợp lý.
– Nhóm thuốc làm giảm các triệu chứng ở đường hô hấp trên như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi
Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến mũi thường là các loại thuốc co mạch như xylometazolin, Naphazolin,… ở dạng thuốc nhỏ mũi. Thuốc có tác dụng làm co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang, giúp đẩy máu đi nơi khác, làm thông thoáng hốc mũi khiến trẻ dễ thở hơn.
Thuốc nhỏ mũi thường dùng trong 3 đến 5 ngày theo đơn bác sĩ, không lạm dụng thuốc nhỏ mũi. Dùng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài có thể khiến cho trẻ bị các tác dụng phụ như phù nề, giảm khứu giác, đau đầu, viêm mũi…
– Nhóm thuốc giúp giảm triệu chứng ho
Không phải trẻ nào khi bị cúm cũng nên dùng thuốc giảm ho. Với những trẻ húng hắng ho, ho không nhiều thì có thể không cần dùng thuốc giảm ho. Những trường hợp trẻ ho nhiều, ho thường xuyên gây nên tình trạng rát họng, nôn trớ thì có thể được chỉ định dùng thuốc giảm ho.
Những loại thuốc giảm ho này trong thành phần thường có codein hoặc dextromethorphan để điều trị ho khan. Thuốc có thành phần là atussin, decolgen, rhumenol,.. sẽ dùng để giảm ho kèm với giảm ngạt mũi, sổ mũi.
Những thuốc giảm ho có chứa thành phần kháng histamin thường có công dụng nhanh trong việc làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… nhưng thường khiến trẻ bị buồn ngủ, mất tập trung. Vì vậy, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang học hoặc làm việc gì cần đến sự tập trung.
– Nhóm thuốc giúp trẻ long đờm
Thuốc long đờm không phải thuốc làm giảm ho. Nhóm thuốc này giúp cho dịch tiết trong đường hô hấp long ra nhanh hơn. Đờm trong đường thở, mũi họng loãng hơn, từ đó giúp trẻ dễ dàng tống đờm ra bên ngoài thông qua cách khạc, nhổ đờm.
Nhóm thuốc long đờm gồm có: Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,… Mỗi loại thuốc long đờm chỉ chứa 1 thành phần trên, không chứa nhiều loại. Cũng có một số loại thuốc long đờm vừa kết hợp long đờm, vừa khiến trẻ giảm ho như: Solmux Broncho, Atussin,…
Một số tác dụng phụ của thuốc có thể làm cho loãng chất nhầy bảo vệ dạ dày, khiến trẻ có nguy cơ bị loét dạ dày nếu dùng lâu dài, thuốc cũng có thể làm cho các cơn hen phế quản bị khởi phát, gây buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rối loạn tiêu hóa và tăng men gan,… Chính vì vậy cha mẹ không nên tự ý cho con uống các loại thuốc long đờm mà cần chỉ định của thầy thuốc.
– Nhóm thuốc kháng histamin
Đây là nhóm thuốc có tác dụng rất mạnh trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm như hắt hơi, sổ mũi,… Thuốc có thể ở dạng viên, dạng xịt, dạng nước.
Có 3 nhóm thuốc kháng histamin bao gồm:
+ Nhóm H1: Điều trị các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi, nổi mề đay, hắt hơi,…
+ Nhóm H2: Dùng để điều trị bệnh dạ dày, làm giảm tiết dịch cho dạ dày. Hiện nay, nhóm thuốc này không được dùng phổ biến để chữa đau dạ dày nữa mà đã được thay thế bằng một nhóm khác.
+ Nhóm H3: Dùng cho phương án điều trị những bệnh liên quan đến thần kinh.
Như vậy để điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ em, nhóm thuốc thường được dùng là loại kháng histamin thế hệ 1. Thuốc khá phổ biến nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa hiểu rõ về các tác dụng chính và tác dụng phụ của thuốc. Từ đó dẫn đến nhiều người còn lạm dụng thuốc trong điều trị cảm cúm cho bé. Bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo, cha mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc kháng histamin cho trẻ vì có thể để lại hậu quả cho sức khỏe của trẻ.
2.2. Thuốc cảm cúm cho trẻ em dạng đặc hiệu (thuốc kháng virus)
Thuốc kháng virus chỉ dùng trong những trường hợp bị nhiễm cúm biến chứng nặng hoặc có những yếu tố nguy cơ như: cúm ác tính, cúm diễn biến tăng nặng ở những trẻ sơ sinh, trẻ mắc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch, suy thận,…
Tamiflu và relenza là hai loại phổ biến dùng để điều trị các chủng cúm hiện nay.
Tamiflu được sử dụng để điều trị bệnh cúm ở những trẻ có triệu chứng dưới 2 ngày. Thuốc cũng có thể dùng được khi trẻ có tiếp xúc với người nhiễm cúm nhưng chưa xuất hiện triệu chứng của bệnh. Không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh cảm lạnh thông thường. Nên dùng thuốc sớm khi trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của cúm như: ớn lạnh, sốt, đau cơ, nghẹt và chảy mũi, đau họng… Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm ngày khi thuốc khiến cho tình trạng nhiễm khuẩn giảm xuống. Nếu trẻ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc như sưng môi, nổi ban, khó thở,… thì cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện gần nhất.
Relenza là dạng kháng virus ở dạng hít, được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Thuốc sẽ làm giảm sự lây lan của cúm trong cơ thể thông qua việc ngăn chặn sản sinh ra enzyme lây nhiễm do virus sinh ra. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng và thời gian bị nhiễm cúm xuống. Loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp không có hoặc kháng với tamiflu và dùng cho trẻ trên 5 tuổi. Thuốc cũng có một số tác dụng phụ khi sử dụng là: nôn, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,…
Trên đây là những thông tin về các loại thuốc được dùng trong điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho cha mẹ hiểu hơn về cách dùng thuốc cúm và sử dụng hợp lý cho con mình.