Thực hiện tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính với mức độ tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như cảm cúm do không có triệu chứng đặc thù. Nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được thăm khám để phát hiện sớm. Vậy bạn đã biết tầm soát ung thư vòm họng như thế nào hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào?

Trong các loại ung thư ở vùng đầu mặt cổ, ung thư vòm họng hiện đang chiếm tỷ lệ khá cao. Hầu hết, căn bệnh này thường được bắt gặp ở người Việt Nam có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và đang ngày càng trẻ hóa.

Bệnh ung thư vòm họng hầu như chỉ được bệnh nhân phát hiện khi đã bước vào giai đoạn cuối do không xuất hiện những triệu chứng hoặc biểu hiện đặc thù nào. Vì vậy nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như cảm cúm.

Khi bệnh được phát hiện vào giai đoạn cuối, kích thước của khối u đã phát triển lớn và di căn, lây lan tới nhiều cơ quan khác ở bên trong cơ thể, điều này gây nên khó khăn cho việc điều trị và tiên lượng xấu. Theo thống kê, chỉ có khoảng 40% người mắc ung thư vòm họng có thể duy trì sự sống thêm 5 năm khi có phương pháp điều trị hợp lý. Chính vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư sớm là điều kiện tiên quyết trong công tác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

ung thư vòm họng nguy hiểm ra sao

Ung thư vòm họng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm

2. Tìm hiểu một vài nguyên nhân dẫn tới ung thư vòm họng

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu có khả năng cao dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng mà bạn cần lưu ý:

– Người bệnh bị nhiễm virus EBV (Epstein Barr).

– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không khoa học: thường xuyên ăn thực phẩm đóng hộp, lên men hoặc các thực phẩm được ướp muối mặn trong quá trình chế biến.

– Yếu tố di truyền: gia đình có tiền sử bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng thì con cũng có khả năng mắc bệnh.

– Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng góp phần gây gia tăng nguy cơ bị mắc ung thư vòm họng.

3. Tầm soát ung thư vòm họng như thế nào và ai nên thực hiện?

3.1. Trước khi trả lời tầm soát ung thư vòm họng như thế nào, cùng tìm hiểu các đối tượng nên thực hiện

Người bệnh có thể quan sát và theo dõi những triệu chứng bất thường mà mình gặp phải, nếu có dấu hiệu xuất hiện ở một bên và không thuyên giảm thì rất có khả năng bạn đã mắc ung thư vòm họng. Vì vậy, việc thực hiện khám tầm soát ung thư vòm họng sớm là vô cùng cần thiết để kịp thời ngăn ngừa bệnh. Dưới đây là một số đối tượng nên đặc biệt lưu ý tới việc làm này:

Người xuất hiện một số triệu chứng bất thường

Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vòm họng có thể kể đến như:

– Bị đau rát ở cổ họng thường xuyên và khó nuốt.

– Thính giác bị kém đi, tình trạng ù tai thường xuyên diễn ra.

– Hay bị đau đầu hoặc đau nửa đầu (có thể bị đau theo từng cơn/ đau âm ỉ).

– Thường xuyên bị ngạt một bên mũi dẫn tới khó thở, sau đó có thể bị nghẹt cả 2 bên.

– Bị chảy máu cam và có hiện tượng xì mũi ra máu.

– Góc hàm thường xuất hiện nốt hạch nhỏ nhưng không đau.

– Bị suy nhược cơ thể và giảm cân nhanh.

Ngay khi nhận thấy cơ thể của mình có xuất hiện một trong số các biểu hiện bất thường trên thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và tiến hành tầm soát ung thư vòm họng.

triệu chứng ung thư vòm họng

Hãy luôn theo dõi bất thường của sức khỏe để đi thăm khám kịp thời

Nhóm người có nguy cơ cao

Nhóm người có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao đó là:

– Người đang trong độ tuổi từ 30 tới 55 tuổi.

– Người thường xuyên sử dụng chất kích thích.

– Người thường tiếp xúc với các loại hóa chất và khí thải độc hại như sợi amiang, sulfur dioxide,…

– Người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và tiêu thụ nhiều thực phẩm lên men có chứa nitrosamines.

– Người có tiền sử gia đình có người từng mắc căn bệnh ung thư vòm họng.

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh cũng là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả trước khi bệnh bước vào giai đoạn muộn.

3.2. Trả lời: Khám tầm soát ung thư vòm họng như thế nào?

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh thực hiện một hoặc một số phương pháp như sau:

Sinh thiết vòm họng

Cùng với sự hỗ trợ của thiết bị nội soi, bác sĩ sẽ có thể lấy được mô tế bào tại vị trí mà tế bào ác tính đang phát triển mạnh để có thể tiến hành quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định được người đó có đang mắc ung thư hay không.

Chọc hút hạch để làm FNA

Phương pháp chọc sinh thiết hạch cổ để có cơ sở chẩn đoán mô bệnh học cũng như giúp đánh giá được mức độ phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT

Thông qua hình ảnh được chụp bởi các phương pháp chụp CT hoặc MRI, bác sĩ có thể xác định được xem khối u đó đang xâm lấn ở mức độ nào.

Xét nghiệm máu

Phương pháp này giúp xác định kháng thể hoặc kháng nguyên của virus EBV, ngoài ra còn giúp thử các phản ứng huyết thanh IgA/EBNA, IgA/EA, IgA/VCA trong suốt quá trình điều trị nhằm đánh giá tiên lượng của bệnh.

Nội soi tai – mũi – họng

Phương pháp này giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn sớm khi các khối u chưa xuất hiện hạch di căn. Việc này tạo điều kiện để có thể nâng cao hiệu quả của công tác điều trị, từ đó làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh.

tầm soát ung thư vòm họng như thế nào

Căn cứ vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định thăm khám phù hợp

Trên đây là một số thông tin hữu ích về ung thư vòm họng và phương pháp tầm soát căn bệnh này. Để được thăm khám một cách an toàn và chính xác, bạn nên tìm kiếm và lựa chọn cho mình địa chỉ y tế uy tín, đáng tin cậy. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến thường xuyên. Do đó, Thu Cúc TCI đã trở thành một trong những địa chỉ khám tầm soát ung thư được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn để thực hiện thăm khám bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital