Ung thư là bệnh lý có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và điều trị triệt để ở giai đoạn sớm. Cách điều trị ung thư cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, triệu chứng, bệnh sử, mong muốn của mỗi bệnh nhân.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ung thư cổ tử cung là gì và có chữa được không?
1.1 Bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung (K cổ tử cung) là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới với nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là bởi virus HPV. Có đến hơn 90% bệnh nhân mắc K cổ tử cung có phát hiện nhiễm virus HPV. Bên cạnh đó còn có những yếu tố nguy cơ khác như: Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, nhiễm Herpes, có tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV), sử dụng thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài…
1.2 Bệnh nhân mắc K cổ tử cung có chữa được không – cơ hội sống cho người bệnh
Bệnh nhân mắc K cổ tử cung có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị đúng hướng ngay từ giai đoạn đầu. Theo Hiệp hội Ung thư lâm sang Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ sống trên 5 năm của phụ nữ mắc K cổ tử cung giai đoạn sớm ước tính là 92%. Khi các tế bào ác tính đã vượt ra ngoài cổ tử cung đến những vùng lân cận, di căn hạch thì tỷ lệ sống giảm còn khoảng 58%. Và tỷ lệ này sẽ giảm xuống chỉ còn 18% khi các tế bào ung thư đã di căn xa đến các cơ quan xa trên cơ thể.
Với cơ hội sống cao khi bệnh được phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn đầu vậy nên tầm soát ung thư là biện pháp hàng đầu để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
2. Phương hướng điều trị ung thư cổ tử cung chi tiết
Để có kết quả điều trị đạt hiệu quả thì tùy từng giai đoạn tiến triển của ung thư, kích thước khối u, mức độ xâm lấn tế bào ác tính tại cổ tử cung đến những cơ quan khác, sức khỏe tổng quát, mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, đạt hiệu quả.
1.1 Phẫu thuật – Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng cách cắt bỏ cổ tử cung, cắt bỏ tử cung, phẫu thuật vùng chậu (tùy theo mức độ xâm lấn mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ các bộ phận khác nhau như: Cổ tử cung, âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang…
Đối với bệnh nhân trẻ tuổi vẫn có mong muốn sinh đẻ, kích thước khối u nhỏ ở dạng khu trú thì phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản sẽ được ưu tiên. Các hình thức phẫu thuật có thể là phẫu thuật khoét chóp bằng dao lạnh, laser, hay điện vòng…
1.2 Xạ trị điều trị bệnh lý ung thư có khối u ác tính tại cổ tử cung
Xạ trị có thể được sử dụng thông qua hai hình thức là xạ trị trong cơ thể và xạ trị ngoài cơ thể. Tia xạ được nhắm vào khu vực ung thư từ một máy chiếu xạ bên ngoài cơ thể được gọi là xạ trị ngoài. Tia xạ từ máy chiếu xạ kích thước nhỏ đặt gần tử cung để tiêu diệt và kiểm soát tế bào ung thư gọi là xạ trị áp sát.
1.3 Hóa trị điều trị bệnh ung thư ở nữ giới – K cổ tử cung
Là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính, phát triển bất thường tại cổ tử cung có khả năng di căn ra các cơ quan khác. Thuốc/ hóa chất được đưa vào cơ thể theo đường uống, truyền, tiêm sau đó đi vào máu để tiếp cận các tế bào ung thư đang hiện diện tại các cơ quan trên cơ thể.
1.4 Các phương pháp khác
Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp hiện đại sử dụng thuốc để xác định và tấn công trực tiếp các tế bào ung thư cụ thể, không giống như hóa trị ung thư đi đến tất cả các cơ quan và làm ảnh hưởng đến tế bào lành tính.
Liệu pháp miễn dịch là biện pháp điều trị giúp tăng cường miễn dịch ở hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có khối u ác tính tại cổ tử cung. Việc này giúp cơ thể nhận biết được những tế bào ung thư ẩn nấp hoặc phát hiện ra những tế bào ung thư lọt qua khỏi hàng rào bảo vệ, từ đó làm suy yếu chúng.
3. Cách điều trị theo giai đoạn tiến triển của bệnh K cổ tử cung
3.1 Giai đoạn tiền ung thư
Những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung là những tổn thương mới chỉ xuất hiện trong lớp biểu mô cổ tử cung. Ở giai đoạn này phương pháp điều trị chủ yếu được sử dụng là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung nhằm hạn chế xâm lấn, bảo tồn chức năng sinh sản cho người bệnh, đồng thời vẫn đạt hiệu quả điều trị.
3.2 Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 của K cổ tử cung nghĩa là các tế bào ác tính đã phát triển và xâm lấn sâu hơn xuống lớp mô, chỉ khu trú tại cổ tử cung chưa xâm lấn sang các vùng lân cận. Đa phần các trường hợp sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được đánh giá nguy cơ tái phát, nếu có nguy cơ thì cần điều trị bổ trợ bằng xạ trị hoặc xạ trị kèm hóa trị.
Một số trường hợp kích thước khối u cổ tử cung lớn hơn 4cm khiến việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ không thuận lợi thì phương pháp điều trị ưu tiên là hóa xạ trị đồng thời để kiểm soát và tiêu diệt khối u ác tính.
3.3 Giai đoạn 2 & 3
Khi khối ung thư đã và đang ở các giai đoạn tiến triển, khối u xâm lấn đến âm đạo, các mô xung quanh cổ tử cung, khu vực vùng chậu, thì phương pháp điều trị chính là kết hợp hóa xạ trị đồng thời.
Ngoài ra, tùy vào mức độ lan rộng của khối u người bệnh có thể được thực hiện phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, nạo vét hạch và điều trị bổ trợ sau phẫu thuật bằng hóa trị, xạ trị. Hoặc người bệnh được chỉ định hóa trị trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u để quá trình phẫu thuật diễn ra sau đó thuận lợi hơn.
3.4 Giai đoạn 4
Khi bệnh đã diễn biến đến giai đoạn 4 nghĩa là ung thư đã xâm nhập vào các cơ quan quanh cổ tử cung (4A) hoặc những cơ quan ở xa (4B). Đối với giai đoạn 4A việc điều trị sẽ tương tự như bệnh ở giai đoạn 2, 3. Đối với trường hợp bệnh đã diễn biến xa ở giai đoạn 4B thì việc điều trị chủ yếu được chỉ định nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thêm thời gian sống. Bệnh nhân có thể được điều trị toàn thân bằng cách kết hợp hóa trị với liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch.
Thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp ích cho các phương pháp điều trị bệnh lý ác tính K cổ tử cung đạt hiệu quả cao, giảm thiểu nguy cơ tử vong, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, bảo tồn khả năng sinh sản…