Nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser là giải pháp điều trị sỏi niệu quản với nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: không xâm lấn, không đau, hạn chế biến chứng và hồi phục nhanh chóng. Tìm hiểu kĩ thông tin về phương pháp này giúp người bệnh điều trị sỏi niệu quản hiệu quả hơn.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là nội soi tán sỏi niệu quản?
Hệ tiết niệu có 2 thận hai bên, 2 niệu quản hai bên, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Niệu quản có niệu quản trái và niệu quản bên phải, sỏi niệu quản hình thành khi mắc kẹt tại niệu quản trái, phải hoặc cả hai bên niệu quản.
Có 3 vị trí sỏi tại niệu quản: 1/3 trên sát bể thận, 1/3 giữa niệu quản và 1/3 dưới sát thành bàng quang.
Sỏi niệu quản thường xảy ra ở nam giới hơn so với nữ giới bơi kết cấu niệu quản của nam giới hẹp dài hơn, có nhiều đoạn hẹp hơn nên sỏi dễ bị mắc kẹt. Đồng thời, tỉ lệ mắc sỏi niệu quản cũng thường xảy ra ở nam giới trung niên và nam giới cao tuổi.
Nội soi điều trị sỏi niệu quản hay nội soi tán sỏi ngược dòng là phương pháp sử dụng năng lượng laser, với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế công nghệ cao, điều chỉnh và tán vỡ sỏi niệu quản thành nhiều mảnh nhỏ ở cự li gần. Phương pháp này tiếp cận sỏi thông qua đường “tự nhiên” từ niệu đạo qua bàng quang đến niệu quản.
2. Tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser áp dụng và không áp dụng cho các trường hợp nào?
2.1 Trường hợp được chỉ định nội soi tán sỏi bằng laser tại niệu quản
Do điều trị sỏi bằng cách can thiệp qua đường niệu đạo qua bàng quang và lên niệu đạo, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn. Các trường hợp người bệnh được điều trị với tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser bao gồm:
– Sỏi niệu quản kích thước nhỏ: 0,6cm đến 2,5 cm
– Sỏi niệu quản > 1cm hoặc nhỏ hơn 1cm nhưng điều trị nội khoa không cải thiện, sỏi không ở gân vị trí hẹp niệu quản.
– Sỏi ở trên vị trí sa lồi.
Trường hợp sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên với nữ giới ở gần bể thận, người bệnh cần điều trị với dụng cụ soi ống cứng. Đối với nam giới thì nên chọn sỏi ở vị trí thấp.
2.2 Trường hợp không được chỉ định nội soi tán sỏi bằng laser tại niệu quản
Ngoài ra, một số trường hợp sau đây người bệnh không nên điều trị với phương pháp này:
– Bệnh nhân bị dị dạng tiết niệu như: hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo bất thường…
– Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu chưa điều trị dứt điểm.
– Sỏi có kích thước lớn từ 3mm trở lên.
– Các bệnh lý về thận: thận ứ nước, giãn đài bể thận, thận suy giảm chức năng, suy thận…
– Chống chỉ định với gây mê, gây tê.
– Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc gặp phải tình trạng máu khó đông.
3. Quy trình điều trị tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser
Tán sỏi nội soi ống mềm là giải pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả, không những mang lại nhiều thuận tiện cho khách hàng sau điều trị như: không cần mổ, không xâm lấn và không để lại sẹo; phương pháp này còn có thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần lưu viện trong khoảng 24h là có thể về nhà, sinh hoạt và làm việc bình thường. Đồng thời, nhờ không mổ phanh hệ tiết niệu, chức năng của niệu quản và các cơ quan lân cận sẽ được bảo tồn nguyên vẹn.
Quy trình diễn ra một ca điều trị tán sỏi niệu quản diễn ra cụ thể như sau:
– Bước đầu tiên, người bệnh sẽ được giảm đau bằng gây tê tủy sống. Khác với nhiều phương pháp khác, gây tê tủy sống giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ biến chứng.
– Bước thứ hai, bệnh nhân được đặt nằm theo tư thế sản khoa sau đó lấy ống nội soi luồn bên trong hệ tiết niệu. Trường hợp bệnh nhân đặt Sonde JJ để nong niệu quản trước khoảng 2 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành rút Sonde JJ.
– Bước thứ ba, sau khi rút Sonde JJ xong, bác sĩ sẽ đặt vỏ đỡ, đưa ống nội soi mềm vào cơ thể thông qua vỏ đỡ.
– Bước thứ tư, bác sĩ tiến hành tiếp cận viên sỏi và tán vỡ sỏi nhờ màn hình phóng đại theo dõi được toàn bộ quá trình điều trị.
– Bước thứ năm, sau khi tiến hành điều trị viên sỏi thành nhiều mảnh, bác sĩ sẽ bơm rửa niệu quản hoặc dùng dụng cụ gắp vụn sỏi ra ngoài, đưa niệu quản của người bệnh trở lại trạng thái ổn định.
– Bước cuối cùng, bác sĩ tiến hành đặt Sonde JJ và xông tiểu để dẫn lưu nước tiểu cho bệnh nhân.
Toàn bộ quá trình điều trị với tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản diễn ra trong khoảng từ 30 – 45 phút. Sau khi điều trị thành công, bệnh nhân sẽ được nằm theo dõi tại bệnh viện và được xuất viện về nhà.
4. Những lưu ý khi điều trị sỏi niệu quản nội soi bằng laser
Để đạt hiệu quả cao nhất với tán sỏi niệu quản nội soi ống mềm, sau quá trình điều trị, bệnh nhân nên cùng người nhà xây dựng chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Sau tán sỏi, bệnh nhân nên chủ động theo dõi tình trạng của mình: tình trạng đau, tình trạng tiểu tiện và nước tiểu để phát hiện kịp thời nếu có tổn thương ở niệu quản hoặc đài bể thận, nhiễm trùng…
– Bệnh nhân nên tập vận động nhẹ nhàng và dần tăng dần mức độ, tránh nằm và ngồi một chỗ quá lâu.
– Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đào thải vụn sỏi.
– Theo dõi chụp chiếu, xét nghiệm theo chỉ định và tái khám với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng sỏi.
– Thăm khám và tiến hành rút Sonde JJ(thường thời gian từ 1-2 ngày sau điều trị) – Công cụ hỗ trợ thông tiểu và bảo vệ niệu quản.
Ngoài ra, do cơ thể người bệnh vẫn đang có Sonde JJ nên sẽ có một số biến chứng như: đi tiểu ra máu, khó đi tiểu, đi tiểu ngắt quãng hoặc đau nhẹ khi đi tiểu. Nhưng người bệnh không cần quá lo lắng, những biểu hiện này sẽ hết sau một vài ngày.