Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Nguyên nhân, triệu chứng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là một trong những loại thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất với những tổn thương ở phần cuối đốt sống lưng và đầu đốt sống cùng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị L5 S1 qua bài viết dưới đây.

1. Vị trí đĩa đệm L5 S1 và tình trạng thoát vị ở đốt sống này

Đĩa đệm L5 S1 có cấu trúc giải phẫu đặc biệt khi nằm vị trí ở phần cuối thắt lưng và là khớp liên đốt sống nối giữa đốt sống lưng thứ 5 (L5) và đốt xương cùng thứ nhất (S1). Khớp này có vai trò rất quan trọng, tạo giá đỡ cho cơ thể, phối hợp các cử động cúi, nghiêng người, khom người, vặn mình, ngồi xuống.

Tuy nhiên đây cũng là vị trí chịu dễ chịu nhiều tổn thương, bị chấn thương do chịu sức ép lớn từ cột sống, nhận mức độ căng thẳng cơ học và tải trọng cao hơn các đốt sống ở phía trên. Các tổn thương thường gặp nhất ở phần cấu trúc này là thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng nhân nhầy của đốt sống L5 S1 cũng như L4 L5 bị chệch ra khỏi vị trí vốn có do chịu nhiều tác động từ các hoạt động như cúi, nghiêng người, vặn mình,…

L5 S1 là vị trí nối giữa phần cuối cột sống thắt lưng và đầu đốt sống cùng, rất dễ bị thoát vị.

L5 S1 là vị trí nối giữa phần cuối cột sống thắt lưng và đầu đốt sống cùng, rất dễ bị thoát vị.

2. Nguyên nhân gây thoát vị ở đốt sống L5 S1

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở vị trí đốt sống này. Các nghiên cứu chỉ ra khoảng 80% trường hợp thoát vị là do các tác động, 10% do di truyền và 10% còn lại do cơ địa mỗi người. Các nguyên nhân gây thoát vị phổ biến nhất là:

– Do tuổi tác: Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, mức độ thoái hóa cũng gia tăng, khiến nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng lớn. Lúc này đĩa đệm bị bào mòn và dễ chệch ra khỏi vị trí ban đầu.

– Ngồi, nằm sai tư thế: Việc uỡn người thường xuyên, ngồi lâu, mang vác vật nặng sai tư thế, đứng lâu đều có thể là căn nguyên của tình trạng thoát vị L5 S1.

– Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc những chấn thương hàng ngày có thể gây rách vòng xơ đĩa đệm L5 S1.

– Di truyền: Yếu tố di truyền chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm loại này.

– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Bao gồm ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất, lạm dụng rượu bia, hút nhiều thuốc lá…

– Đặc thù công việc: Người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc hoặc ngồi lâu một tư thế là những đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Điển hình là nhân viên văn phòng, nha sĩ, lái xe, nông dân, công nhân…

3. Triệu chứng của người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Đau nhức vùng lưng là triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc bệnh này. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc nhói ở vùng lưng dưới và trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh ngồi lâu, đứng một chỗ và thực hiện các hoạt động nâng, gập người lặp đi lặp lại. Tình trạng đau có thể xảy ra đột ngột sau chấn thương hoặc phát triển dần dần trong một khoảng thời gian. Cơn đau có thể xuất phát từ chính đĩa đệm và/hoặc do đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh gần đó.

3.1 Đau dây thần kinh tọa

Sự chèn ép hoặc viêm rễ thần kinh tủy sống L5, S1 có thể gây đau thần kinh tọa với các triệu chứng đặc trưng:

– Đau buốt, nhói và/hoặc đau nhức khó chịu ở mông, đùi, chân, bàn chân, ngón chân

– Tê, yếu cơ bàn chân, ngón chân, thậm chí người bệnh không thể nhấc chân khỏi sàn

– Tình trạng này thường ảnh hưởng đến từng chân một, nhưng đôi khi các triệu chứng cũng xảy ra ở cả hai chân cùng lúc.

Đau vùng lưng dưới là một trong những triệu chứng của thoát vị đĩa đêm L5 S1

Đau vùng lưng dưới là một trong những triệu chứng của thoát vị đĩa đêm ở đốt sống L5 S1

3.2 Hội chứng chùm đuôi ngựa

Trường hợp thoát vị đĩa đệm L5 S1 do chấn thương các dây thần kinh đi xuống từ tủy sống có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina). Đây là một trường hợp cấp cứu y tế với triệu chứng đau dữ dội, yếu, tê, ngứa ran ở vùng háng, vùng sinh dục hay cả hai chân, mất kiểm soát ruột, bàng quang. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất chức năng của chân, ruột và/hoặc bàng quang.

3.3 Các biến chứng khác

Thoát vị đĩa đệm có thể gây rối loạn chức năng sinh dục, cơ vòng và tình trạng yếu cơ cùng một số biến chứng như:

– Đau rễ thần kinh

– Rối loạn cảm giác: Cụ thể là không cảm nhận được sự nóng – lạnh ở một số vùng da.

– Rối loạn vận động: Người bệnh đi lại khó khăn, thậm chí tê liệt

Rối loạn thần kinh thực vật: Điển hình là tình trạng không kiểm soát tiểu tiện, vã mồ hôi, bàn chân lạnh hoặc nóng ran…

4. Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

4.1 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5 S1

Để biết chính xác vị trí thoát vị, các bác sĩ thường khai thác tiền sử bệnh lý, hoàn cảnh phát bệnh và mức độ tiến triển của các triệu chứng.

Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh có thể giúp xác định rõ hơn vị trí và mức độ thoát vị như:

– Chụp X-quang: Giúp kiểm tra xem đốt sống có hẹp khe đĩa đệm L5 S1 hay không, có tình trạng lệch vẹo cột sống hay mất ưỡn cột sống hay không. Đồng thời có thể kiểm tra tình trạng trượt đốt sống, khuyết eo, mất vững…

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp sử dụng sóng radio để tái hiện hình ảnh xương khớp, giúp xác định vị trí, số tầng thoát vị, hình thái thoát vị, hình thái phồng hay xẹp đĩa đệm L5 S1.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Thường sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1.

4.2 Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Phương pháp không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1 không phẫu thuật gồm:

– Thuốc: Sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng, có thể kể đến như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Opioid, Tramadol và/hoặc Corticosteroid.

– Vật lý trị liệu: Các bài tập và liệu pháp vật lý được thiết kế có thể giúp ổn định lưng và đều hòa cơ khớp, từ đó giúp giảm đau lâu dài, đồng thời cung cấp môi trường chữa bệnh cho các mô ở lưng dưới.

– Nắn chỉnh thần kinh cột sống: Phương pháp này có thể giúp giảm đau xuất phát ở đĩa đệm L5 S1 thông qua điều chỉnh thần kinh cột sống.

Ngoài ra, duy trì thói quen tập thể dục, bỏ hút thuốc và giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tăng nặng và gây biến chứng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm vị trí L5 S1 như thế nào?

Khi có dấu hiệu đau vùng xương L5 S1, nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Các phương pháp điều trị viêm thoát vị đĩa đệm vị trí L5 S1

– Tiêm steroid ngoài màng cứng thắt lưng: Tiêm trực tiếp steroid vào khoang ngoài màng cứng tủy sống giúp giảm viêm và giảm độ nhạy của các sợi thần kinh với cơn đau.

– Cắt đốt bằng tần số vô tuyến: Đây là phương pháp tạo ra tổn thương nhiệt bằng tần số vô tuyến, ngăn dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Thường được sử dụng để điều trị cơn đau xuất phát từ các khớp mặt L5 S1.

Điều trị phẫu thuật cho L5 S1

Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, xuất hiện ngày càng nhiều các triệu chứng tê, đã điều trị không phẫu thuật nhưng không hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật có thể được để xuất thực hiện để giảm bớt sự chèn ép của rễ thần kinh hoặc vùng cân bằng thần kinh.

Các phương pháp này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp thực sự cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital