Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân tê bì chân tay đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là hai triệu chứng riêng biệt nhưng lại có liên hệ với nhau, đây là hiện tượng các vùng cơ trên vai gáy suy giảm, lượng máu và oxy kém lưu thông dẫn đến đau nhức vai gáy, tê bì chân tay. Thông thường do các nguyên nhân sau:
1.1. Do các tổn thương về xương khớp
Các tổn thương mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gai cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ… hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy tính…
1.2. Do sai tư thế
Tư thế ngủ chưa phù hợp, nằm vẹo cổ, nằm nghiêng một bên quá lâu, gối đầu quá cao so với cổ gáy, ngủ tựa đầu trên ghế dựa, nằm xem ti vi, cúi hoặc ngẩng cổ nhiều… sẽ gây ra hiện tượng tê bì chân tay.
1.3. Do tính chất công việc
Công việc văn phòng thường xuyên ngồi quá lâu trong phòng làm việc, chịu áp lực và ngồi phòng máy lạnh, những công việc lao động nặng nhọc, bê vác nhiều cũng sẽ gây ra tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy.
1.4. Do thiếu máu
Ở một số đối tượng, đặc biệt là người già, bệnh thiếu máu kéo dài và thiếu chất là hai nguyên nhân chính dẫn đến tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy. Máu không đủ cung cấp oxy và chuyển hóa năng lượng khiến các chi trong cơ thể không thể hoạt động bình thường, tạo sự mệt mỏi, đau nhức thường xuyên.
1.5. Do thay đổi thời tiết
Những người có sức đề kháng kém hoặc có tiền sử bị bệnh lý về xương khớp thì khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa những cơn đau vai gáy, tê bì chân tay cũng xuất hiện.
1.6. Do tuổi tác
Những người đã đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
1.7. Do các bệnh lý khác
Các bệnh rối loạn chuyển hóa như: viêm khớp, đái tháo đường hay bệnh xơ vữa động mạch… thường hay kèm theo triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay…
2. Điều trị và phòng ngừa tê bì chân tay đau mỏi vai gáy
Khi có những triệu chứng trên bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngoài ra để cải thiện và phòng ngừa bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, cụ thể:
- Chú ý đến tư thế: ngồi, ngủ, nằm đều phải đúng tư thế.
- Có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để tránh cơ xương khớp phải hoạt động quá tải, không nên cử động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thức ăn giàu vitamin B, C và khoáng chất canxi, kali…