Tại sao bạn lại bị tê bì chân tay khi ngủ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa
Tê bì chân tay khi ngủ tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, bởi vì giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian cuộc đời, nếu như để tình trạng này xảy ra hàng đêm không những làm gia tăng bệnh lý mà còn ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, không có tâm thế chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ

Nguyên nhân tê bì chân tay khi ngủ

Tê bì chân tay khi ngủ thông thường do một số nguyên nhân sau

Do các bệnh về xương khớp

Viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị khớp chân, tay khiến các phần mềm xung quanh chèn ép vào rễ thần kinh tại vùng này cũng sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau tê, nhức mỏi.

Tại sao bạn lại bị tê bì chân tay khi ngủ

Tê bì chân tay hàng đêm không những làm gia tăng bệnh lý mà còn ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, không có tâm thế chuẩn bị cho một ngày lao động mới (ảnh minh họa)

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh khi chỉ số đường huyết tăng cao làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh. Đường huyết tăng cao, độ nhớt trong máu tăng làm lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa và có thể gây bít tắc mạch máu nhỏ, oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi cấy mô cơ và dây thần kinh ngoại biên bị suy giảm. Từ đó dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, xuất hiện những triệu chứng: tê chân tay như kiến bò, kim châm, lạnh buốt hoặc bỏng rát… tê bì có thể xuất hiện vào ban đêm…

Các bệnh về dây thần kinh

– Hội chứng ống cổ tay: Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp ở những người hoạt động liên quan đến chuyển động ngón tay lặp đi lặp lại, gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Nhiều tác nhân khác cũng có liên quan đến sự phát triển hội chứng ống cổ tay, trong đó phổ biến nhất là viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnh hệ thống như thấp khớp. Hội chứng này cũng thường xuất hiện vào giữa hay cuối thai kỳ của nhiều phụ nữ mang thai… Chứng đau, tê bì có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai và thường xuất hiện về đêm khiến bệnh nhân tỉnh giấc.

– Các nguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại biên như: chấn thương, nghiện rượu, rối loạn tự miễn, tác dụng khi dùng một số loại thuốc điều trị rối loạn tủy xương, thuốc hóa trị… cũng dẫn tới cảm giác tê bì chân tay.

Do thiếu máu và độ lỏng quánh của máu

Khi cơ thể thiếu máu mà người ngủ lại gối tay, hoặc bị vật gì đè lên tay, chân quá lâu sẽ ngăn chặn hoàn toàn quá trình máu lưu thông ra bộ phận đó, gây ra tình trạng tê bì chân tay khi ngủ.

Do tư thế ngủ

Nằm ngủ quá lâu trong một tư thế có sự đè, gác, gối lên những điểm của cơ và chèn ép mạch máu khiến cho lưu thông khó khăn đến những bộ phận khác trên cơ thể. Ngủ trên giường cứng và không có đệm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay khi ngủ. Ngoài ra, nếu sử dụng điều hòa khi ngủ thì càng phải cẩn thận bởi gió lạnh và nhiệt độ lạnh sẽ dễ khiến khí huyết ngưng tụ gây tê bì chân tay khi ngủ.

Nguyên nhân tê bì chân tay khi ngủ

Nằm ngủ quá lâu trong một tư thế có sự đè, gác, gối lên những điểm của cơ và chèn ép mạch máu khiến cho lưu thông khó khăn đến những bộ phận khác trên cơ thể, gây ra tê bì chân tay khi ngủ (ảnh minh họa)

Do thiếu hụt vitamin

Những người bị tê bì chân tay khi ngủ thường thiếu vitamin B1, B12, các khoáng chất canxi, kali hay acid folic…

Cách xử trí khi bị tê bì chân tay khi ngủ

Khi hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ diễn ra thường xuyên, đặc biệt có kèm các triệu chứng như rối loạn thị giác, tê hoặc có cảm giác như kiến bò, kim châm ở mặt hoặc có khó khăn trong việc phối hợp vận động… thì nên đến khám bác sĩ bởi những bệnh lý tiềm ẩn không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Cách xử trí khi bị tê bì chân tay khi ngủ

Đi khám khi có những triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ diễn ra thường xuyên kèm theo rối loạn thị giác, khó khăn trong phối hợp vận động…

Để phòng ngừa tê bì chân tay khi ngủ cần chú ý những điều sau:

– Chú ý tư thế ngủ: Không nằm đè lên tay, không ngủ gục với tay khoanh trên bàn…

– Tập thể dục thường xuyên: Những bài tập nhẹ nhàng hoặc mát xa chân tay cũng giúp cho máu lưu thông đến các chi dễ dàng hơn…

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học đồng thời bổ sung các khoáng chất như canxi, kali, vitamin B1, B12…

– Ngoài ra bạn cần có một lối sống lành mạnh, không thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, kiểm soát tốt đường huyết…

Mọi thắc mắc về tê bì chân tay khi ngủ hoặc muốn đặt lịch khám tại hệ thống y tế Thu Cúc bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital