Nguyên nhân tê bì chân tay cách phòng tránh tê bì chân tay

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân tê bì chân tay là gì cách phòng tránh như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhận biết tình trạng tê bì chân tay

Tê bì chân tay là tình trạng tay chân tay chân bị tê, bì gây giảm cảm giác hoặc thậm chí có thể gây mất cảm giác hoàn toàn nếu bệnh nặng.

Tình trạng tê bì chân tay có thể khởi phát nhẹ nhàng với các triệu chứng như tê rần ở các đầu ngón tay, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Sau đó các triệu chứng này ngày càng nặng hơn và lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay… thậm chí gây nên tình trạng mất hết cảm giác. Tê bì chân tay hay gặp ở phụ nữ mang thai, phổ biến ở người già và là tình trạng khá thường gặp. Đây có thể là tình trạng tạm thời hoặc là triệu chứng của bệnh lý khác.

Nguyên nhân tê bì chân tay và cách phòng tránh tình trạng tê bì chân tay

Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở khá nhiều người

Nguyên nhân tê bì chân tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay trong đó nguyên nhân chủ yếu là do một số bệnh lý cụ thể như sau:

Bệnh thoái hóa cột sống: Khi cột sống bị thoái hóa thì sụn khớp, các đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Nếu nguyên nhân gây tê bì chân tay do thoái hóa sẽ thường xảy ra nhiều về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì  chân tay phổ biến. Bệnh lý này thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng, khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì chân tay, hạn chế vận động cơ thể.

Nguyên nhân tê bì chân tay

Tê bì chân tay có thể do 1 bệnh lý trong cơ thể

Bệnh thoái hóa khớp: Đây là tình trạng các khớp bị bào mòn, tổn thương gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân. 

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Là tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân.  Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay.

Hẹp ống sống: Đây là dạng bệnh lý bẩm sinh, cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. 

Bệnh đa xơ cứng: Đây là bệnh lý rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh TW, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi và là nguyên nhân gây tê bì chân tay.

Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.

Xơ vữa động mạch: Tình trạng xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua  cũng dẫn đến tê bì chân tay.

Tê bì chân tay do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng gây tê bì chân tay, hạn chế vận động.

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý còn có bệnh tê bì chân tay sinh lý thường gặp trong các trường hợp như ngồi đứng, ngủ sai tư thế hoặc duy trì một tư thế quá lâu, stress, mệt mỏi  hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Cách phòng ngừa bệnh tê bì chân tay

Để phòng tránh bệnh tê bì chân tay bạn nên lưu ý áp dụng 1 số cách cụ thể như sau: Tăng cường vận động, thường xuyên tập các bài thể dục phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Bên cạnh đó cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin và khoáng chất, tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay. Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế rượu bia, thuốc lá..  để tránh tình trạng tê bì chân tay và bảo vệ sức khỏe.

Nguyên nhân tê bì chân tay và cách phòng tránh

Bạn nên tập thể dục thường xuyên để giữ cơ thể khỏe mạnh ngăn ngừa tê bì chân tay

Trên đây là những thông tin về bệnh tê bì chân tay và các nguyên nhân tê bì chân tay. Nếu còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital