Tán sỏi bằng laser là bước đột phá trong điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, tính an toàn cao và hạn chế tối đa tái phát sỏi. Cùng tìm hiểu về các phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng laser để có cái nhìn tổng quan nhất.
Menu xem nhanh:
1. Tán sỏi bằng laser là phương pháp như thế nào?
Tán sỏi bằng laser là phương pháp dùng tia laser để phá vỡ cấu trúc viên sỏi thành nhiều mảnh vụn nhỏ. Mảnh vụn sỏi có thể được lấy ra ngoài bằng dụng cụ và tự đào thải qua đường nước tiểu.
Hiện nay có ba phương pháp là: Tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng tia laser; Tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên bằng laser và Tán sỏi qua da sử dụng tia laser.
Mỗi một phương pháp tán sỏi bằng tiết niệu laser đều có những chỉ định và chống chỉ định khác nhau.
2. Tìm hiểu chi tiết về các phương pháp tán sỏi bằng laser
2.1. Tìm hiểu chi tiết phương pháp tán sỏi bằng laser ngoài cơ thể
Phương pháp này sử dụng hệ thống máy tán sỏi phát năng lượng laser tập trung vào khu vực có sỏi, phá vỡ cấu trúc viên sỏi từ bên ngoài cơ thể. Năng lượng laser sẽ xuyên qua bề mặt cơ thể, truyền trong môi trường nước rồi hội tụ lại ngay tại viên sỏi.
Đây là phương pháp tán sỏi hoàn toàn không xâm lấn, không đau. Bệnh nhân có thể ra viện ngay sau tán sỏi.
Sau khi sỏi được tán vỡ, các mảnh sỏi tự đào thải qua đường nước tiểu ra ngoài. Hiệu quả tán sỏi ngoài cơ thể phụ thuốc rất lớn vào việc viên sỏi được tán nhỏ thành mảnh vụn đủ nhỏ để có thể thoát qua niệu quản. niệu đạo. Sự thông suốt của niệu quản đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải triệt để của các mảnh sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng laser áp dụng khi nào? Phương pháp này áp dụng cho tán sỏi thận nhỏ hơn hoặc bằng 2cm và sỏi niệu quản. Sỏi thận, sỏi niệu quản thỏa mãn điều kiện bệnh nhân không bị dị dạng đường tiết niệu.
2.2. Tìm hiểu chi tiết về phương pháp tán sỏi bằng laser qua da đường hầm nhỏ
Là phương pháp tạo một đường kết nối từ vùng lưng vào bên trong bể thận tiếp cận vị trí có sỏi. Máy nội soi được đưa vào bên trong cơ thể qua đường hầm vừa tạo. Năng lượng laser sẽ bắn vỡ viên sỏi và hút các mảnh sỏi ra ngoài.
Đây là phương pháp tán sỏi công nghệ cao, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.
Phương pháp tán sỏi này ít xâm lấn, thời gian thực hiện ngắn, sau 2 đến 3 ngày bệnh nhân có thể ra viện. Phương pháp này không để lại sẹo xấu, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân ít đau. Đặc biệt, tán sỏi qua da có thể áp dụng tán được sỏi kích thước đến 3cm. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 1 tuần đến 10 ngày từ khi thực hiện tán sỏi. Phương pháp này còn có ưu điểm rất lớn là hầu như không gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
2.3. Tìm hiểu chi tiết về tán sỏi bằng laser nội soi ngược dòng
Phương pháp này sử dụng một ống nội soi mềm hoặc bán cứng. Bác sĩ đưa ống nội soi qua đường tự nhiên, qua niệu đạo lên bàng quang lên niệu quản. Năng lượng laser sẽ phá vỡ cấu trúc viên sỏi, hút và rửa sạch sỏi ra khỏi hệ tiết niệu.
Tán sỏi ngược dòng có rất nhiều ưu điểm: Tán sỏi theo đường tự nhiên nên không có vết mổ, không có biến chứng như mổ mở. Hạn chế chảy máu, sạch sỏi đến 100%. Thời gian tán sỏi nhanh, thời gian người bệnh hồi phục nhanh (có thể ăn nhẹ sau 3 – 6 tiếng). Thời gian nằm viện ngắn, trung bình chỉ khoảng 3 đến 4 ngày.
Phương pháp tán sỏi ngược dòng áp dụng điều trị cho sỏi niệu quản kích thước lớn đến 2,5cm.
3. Những lưu ý sau tán sỏi bằng laser
Sau tán sỏi, người bệnh cần uống duy trì mỗi ngày từ 2 đến 3 lít nước để mảnh vụn sỏi dễ đào thải ra bên ngoài. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập luyện nhẹ nhàng giúp mau hồi phục hơn. Tái khám đầy đủ theo lịch hẹn để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện tán sỏi. Nếu có bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau tán sỏi như sốt cao, ớn lạnh… cần tái khám ngay lập tức.
4. Những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện tán sỏi
Phương pháp tán sỏi bằng laser hiện đại, tuy nhiên cũng có một số biến chứng có thể xảy ra.
– Bệnh nhân bị đau: Có khoảng 30% người bệnh có cảm giác đau sau tán sỏi nội soi bằng laser. Bệnh nhân bị đau do ống mềm cọ vào bang quang. Hoặc đau do hiện tượng nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên thận. Cơn đau có nhiều mức độ, có thể đau nhẹ cũng có thể đau dữ dội.
– Sót mảnh sỏi vụn sau tán sỏi: Sót mảnh vụn sỏi có thể do vị trí và kích thước của sỏi khiến chúng bị sót lại trong niệu quản.
– Tán sỏi gây tổn thương niệu quản: Trong quá trình tán sỏi, niệu quản có thể bị xước, rách.
– Có thể gây hẹp, đứt niệu quản: Trường hợp này rất ít khi xảy ra, chỉ chiếm khoảng 0,05%.
– Biến chứng nhiễm trùng và tiểu ra máu: Chiếm khoảng 5% số ca sau tán sỏi. Biến chứng này khắc phục khá hiệu quả thông qua việc uống nhiều nước và uống kháng sinh theo chỉ định.
5. Hạn chế những biến chứng do tán sỏi bằng laser bằng cách nào?
Hầu hết các biến chứng sau tán sỏi do người bệnh chưa tìm được địa chỉ thăm khám và điều trị tốt. Các phương pháp tán sỏi bằng laser đều là kỹ thuật cao, đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ. Đồng thời cần có sự hỗ trợ bằng máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. Do đó, để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị.
Như vậy, qua bài viết trên bạn đọc có thêm hiểu biết về tán sỏi bằng laser. Sở dĩ nói tán sỏi bằng laser là công nghệ đột phá trong điều trị sỏi tiết niệu bởi: Công nghệ tán sỏi này khắc phục được tất cả các hạn chế so với phương pháp mổ mở truyền thống. Với những ưu điểm vượt trội về khả năng loại bỏ sỏi dứt điểm, tán được nhiều loại sỏi mọi kích cỡ. Cũng như việc thực hiện tán sỏi không xâm lấn, ít xâm lấn giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng và nhanh hồi phục.