Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Một số bệnh ung thư không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu dễ khiến mọi người chủ quan. Khi phát hiện thì ung thư đã tiến triển nặng, gây tổn hại cả về tinh thần và sức khỏe. Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích mọi người nên tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Để tìm hiểu tầm soát ung thư sớm là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư sớm là bệnh gì?
Ung thư thường phát sinh do một hoặc nhiều tế bào ác tính. Hiểu đơn giản, khi một tế bào bị kích thích bởi các tác nhân gây bệnh ung thư, tế bào sẽ tăng sinh mất kiểm soát so với quá trình phát triển của cơ thể. Ung thư không phải một loại bệnh cụ thể, trên thế giới hiện có khoảng 200 biến thể ung thư khác nhau ở người.
Một số bệnh ung thư ngấm ngầm phá hủy cơ thể con người từ bên trong trước khi phát ra dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Kết hợp với thói quen chủ quan, không tầm soát ung thư sớm. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bản thân mắc ung thư khi tình cờ đi kiểm tra vì cơ thể có những triệu chứng nghiêm trọng.
Hầu hết ung thư giai đoạn đầu đều có triệu chứng rất mơ hồ và gây nhầm lẫn với bệnh lý thông thường. Chỉ khi sang giai đoạn nặng thì các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng hơn. Đe dọa tới tính mạng, gây hao tổn cả về tinh thần và vật chất, tạo gánh nặng cho người nhà. Vì vậy, tầm soát ung thư sớm là việc làm vô cùng quan trọng.
2.Giải đáp: Tầm soát ung thư sớm là gì?
Tầm soát ung thư sớm là gì? Tầm soát ung thư là thực hiện sàng lọc, kiểm tra chuyên sâu. Với mục đích phát hiện dấu hiệu tiền ung thư, phát hiện các tế bào có biểu hiện ác tính. Qua đó, sớm có phương án điều trị kịp thời, tăng cơ hội điều trị thành công lên tới 80% và biết cách thay đổi lối sống phù hợp.
2.1 Vì sao nên tầm soát ung thư sớm?
Tầm soát ung thư sớm mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người:
– Giúp phòng ngừa, loại trừ hoặc giảm tối đa nguy cơ khởi phát bệnh ung thư.
– Giúp sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư khi chưa có biểu hiện cụ thể của bệnh. Đặc biệt là dấu hiệu của tiền ung thư.
– Tìm ra hướng điều trị đúng đắn trong trường hợp người bệnh mắc ung thư. Nâng cao hiệu quả điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn đầu.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị bệnh so với giai đoạn muộn.
2.2 Đối tượng nên tầm soát ung thư sớm
Theo khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, đối tượng nên tầm soát sàng lọc ung thư sớm cụ thể như sau:
2.2.1 Ung thư vú
– Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên.
– Tiền sử bệnh lý có người thân từng mắc ung thư vú.
– Phụ nữ bị đột biến BRCA, có tiền sử xạ trị vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi, mắc hội chứng Li‐Fraumeni,…
2.2.2 Ung thư đại tràng, trực tràng và polyp
– Người lớn từ 45 tuổi trở lên.
– Người mắc đa polyp đại trực tràng.
– Người thân có tiền sử mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
– Người mắc hội chứng lynch hoặc hội chứng đa polyp có tính chất gia đình.
– Người viêm đại tràng lâu ngày.
– Người từng xạ trị vùng bụng hoặc khung chậu.
2.2.3 Ung thư cổ tử cung
– Nữ giới từ tuổi 21.
– Nữ giới trong độ tuổi từ 21 đến 29.
– Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 (đối với nữ giới trên 65 tuổi đã được xét nghiệm và âm tính với ung thư cổ tử cung có thể ngừng sàng lọc).
– Những người đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn nên sàng lọc tầm soát ung thư sớm.
2.2.4 Ung thư phổi
– Người từ 55 đến 74 và có sức khỏe bình thường.
– Người hút thuốc từ 15 – 30 năm trở lên.
2.2.5 Ung thư tuyến tiền liệt
– Người ở tuổi 45 – 50 trở lên.
– Người thân (cha hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt trước).
Nhìn chung, qua 20 tuổi là thời điểm “vàng” để tiến hành tầm soát ung thư sớm. Không nên chờ đợi khi cơ thể có dấu hiệu bất thường mới đi thăm khám gây chậm trễ và giảm tỷ lệ điều trị thành công.
3. Tầm soát ung thư sớm bằng cách nào?
Mỗi bệnh ung thư đều cần áp dụng những phương pháp tầm soát khác nhau, tuy nhiên các biện pháp chung được áp dụng phổ biến nhất có thể kể tới như:
– Chụp X quang nhằm phát hiện ra tế bào ung thư phổi trong cơ thể. Chụp phim Xquang có thể giúp phát hiện các khối u từ 1cm trở lên. Vì vậy, bạn nên chụp Xquang phổi 1 năm 1 lần.
– Siêu âm thường áp dụng trong tầm soát ung thư vòm họng, ổ bụng. Nhưng bạn cần kết hợp xét nghiệm để biết khối u đó lành hay ác tính. Siêu âm 2 lần, cách 6 tháng 1 lần là phù hợp nhất.
– Nội soi thường áp dụng trong tầm soát ung thư đại trực tràng. Thông qua thiết bị y tế chuyên dụng, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để xác định u lành hay ác tính để kịp thời xử lý.
– Xét nghiệm máu để tìm dấu ấn tiền ung thư thông qua các chỉ số nhất định.
Nếu bạn đang tìm hiểu tầm soát ung thư sớm là gì, hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là địa chỉ lý tưởng với đa dạng gói sàng lọc ung thư sớm. Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám và chăm sóc sức khỏe của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Nhìn chung, đừng quên chủ động thăm khám, tầm soát sức khỏe định kỳ để trang bị cho bản thân một thể trạng sức khỏe tốt nhất bạn nhé!