Ung thư gan là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư tại gan. Đây cũng là căn bệnh khó điều trị, diễn biến phức tạp và gây tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy, tầm soát ung thư gan là điều đáng lưu tâm giúp phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị thành công và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về tầm soát ung thư là gì, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư gan là gì?
Tầm soát ung thư gan là việc áp dụng các phương pháp y học để kiểm tra tình trạng các tế bào trong cơ thể, nhằm xác định bản thân người thăm khám có mắc ung thư gan trong thời gian gần hay không. Việc này giúp phát hiện mầm mống bệnh ngay từ khi bệnh chưa tiến triển thành ung thư.
Tầm soát ung thư gan cũng là biện pháp giúp các bác sĩ đánh giá sức khỏe của người bệnh sau khi vừa trải qua thời gian điều trị các chứng bệnh khác. Bác sĩ sẽ xác định xem các tế bào mới khỏi bệnh có khả năng tiềm ẩn nguy cơ ung thư hay không, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
2. Tại sao cần tầm soát ung thư gan?
2.1 Vai trò của tầm soát ung thư gan là gì?
Theo số liệu thống kê, ung thư gan tại Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới. Cứ 100.000 người thì có đến 23 – 24 người mắc ung thư. Nguyên nhân là do phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn, dẫn đến việc điều trị vô cùng khó khăn. Vậy tại sao cần tầm soát ung thư gan sớm?
- Tầm soát ung thư gan giúp chúng ta phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Nếu kịp thời phát hiện bệnh từ khi mới khởi phát thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Quá trình này thường không để lại di chứng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh. Ngoài ra, điều trị ở thời điểm này còn giúp người bệnh ngăn chặn được các khối u di căn đến những cơ quan khác trên cơ thể.
- Tầm soát ung thư phát hiện sớm bệnh lý sẽ giúp cho bệnh nhân không phải hứng chịu nhiều các tổn thương về mặt thể chất hay tâm lý. Bên cạnh đó điều trị ở giai đoạn sớm cũng không gây tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh.
2.1 Đối tượng tầm soát ung thư gan là gì?
Ung thư gan đang có dấu hiệu trẻ hóa tại nước ta, không chỉ có người trung niên hay người già mà ung thư gan còn xuất hiện ở nhiều người trẻ. Chính vì vậy, tầm soát ung thư không phân biệt độ tuổi, bạn có thể đến các cơ quan y tế để được tư vấn về tầm soát ung thư gan. Ngoài ra nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan cao cần thực hiện tầm soát ung thư định kỳ bao gồm:
- Đối tượng bị nhiễm virus hoặc các bệnh liên quan đến gan
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư gan
- Người mắc viêm gan B, viêm gan C mạn tính
- Gan nhiễm mỡ không do rượu
- Các bệnh nhân mắc bệnh béo phì, tiểu đường (có nguy cơ bị ung thư gan)
- Xơ gan do rượu bia hoặc các chất kích thích
Ngoài ra bất kể ai khi xuất hiện những biểu hiện: thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm hoặc xuất huyết dưới da cũng nên thăm khám và tiến hành tầm soát ung thư định kỳ để nhận lời khuyên từ bác sĩ.
2.2 Nên tầm soát ung thư gan vào thời điểm nào?
Trên thực tế, phụ thuộc vào từng thể trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định chi tiết về thời gian để thực hiện việc tầm soát ung thư gan. Riêng với đối với người bình thường thì việc tầm soát ung thư được thực hiện ngay từ khi cơ thể còn khỏe mạnh và chưa có dấu hiệu của bệnh ung thư. Bởi nếu đợi cơ thể lên tiếng thì có thể bạn đã mắc ung thư rồi, hơn nữa quá trình điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo mỗi năm cần tiến hành thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ tối thiểu 1 lần.
3. Những xét nghiệm tầm soát ung thư gan là gì?
Để có được kết quả chuẩn xác nhất, quá trình tầm soát ung thư gan phải thực hiện những xét nghiệm dưới đây:
- Xét nghiệm nồng độ AFP ở trong máu: Alpha – fetoprotein (AFP) là một loại protein được tiết ra từ các tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. Ở người bình thường chỉ số nồng độ AFP là 25UI/ml, tuy nhiên nếu chỉ số tăng lên đến 25UI/ml thì có nguy cơ mắc ung thư gan. Theo đánh giá của các chuyên gia thì có đến hơn 50% các ca mắc ung thư gan có chỉ số AFP > 300UI/ml.
- Xét nghiệm AFP-L3: AFP-L3 được lấy từ những tế bào gan ác tính và gắn vào LCA tùy thuộc vào những áp lực khác nhau. Trong tổng số AFp, AFP-L3 chiếm trên 10%, nếu vượt quá số lượng này sẽ dẫn sđến nguy cơ mắc ung thư gan cực kỳ cao.
- Xét nghiệm DCP: Phương pháp này còn có tên gọi khác là PIVKA-II được dùng để chẩn đoán những dấu hiệu bất thường dẫn đến ung thư. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nếu nồng độ DCP tăng cao là dấu hiệu cho thấy các kích thước của khối u đang tăng trưởng đồng thời xâm lấn tĩnh mạch cửa. Do đó các bác sĩ vẫn áp dụng xét nghiệm này để chẩn đoán tình trạng ung thư gan ở bệnh nhân.
Ngoài ra, để chẩn đoán kết quả chính xác nhất thì bên cạnh việc áp dụng xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm việc áp dụng các chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính MSCT hay siêu âm ổ bụng.
4. Lưu ý khi tầm soát ung thư gan
Khi tham gia tầm soát ung thư gan người khám cần chú ý đến những điều sau:
- Tuyệt đối không ăn trước khi thực hiện xét nghiệm các chức năng gan. Người khám cần nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Trước khi thăm khám và xét nghiệm, không sử dụng thuốc cho dù là kháng sinh hay thuốc bổ. Việc sử dụng thuốc sẽ dễ khiến cho các chỉ số gan không chính xác.
- Hạn chế tối đa các sản phẩm chứa chất kích thích hoặc cồn như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Các nicotine có chứa trong sản phẩm này gây hại cho gan và ảnh hưởng đến các chỉ số khi xét nghiệm. Bởi vậy không sử dụng rượu bia trước 4h trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Nên thực hiện tầm soát ung thư vào buổi sáng.
Đặc biệt khám tầm soát ung thư gan để có được kết quả chính xác nhất, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín và đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tầm soát ung thư gan là cách tốt nhất nhằm phát hiện bệnh sớm bệnh, giúp cho việc điều trị mang lại kết quả cao và ít để lại biến chứng. Bởi vậy hãy thực hiện tầm soát ung thư gan hàng năm để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thương yêu.