Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Sỏi tiết niệu có biến chứng không? Sỏi tiết niệu điều trị như thế nào?… Đó là thắc mắc cần giải đáp của rất nhiều người.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sỏi tiết niệu hình thành như thế nào, có nguy hiểm không?
1.1 Cách hình thành của sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể trong nước tiểu ở đường niệu. Tùy theo vị trí, bệnh được gọi tên khác nhau như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Sỏi đường niệu hay xảy ra ở người lớn tuổi và rất hay tái phát.
Triệu trứng của bệnh lý sỏi tiết niệu cũng sẽ xảy ra tùy thuộc ở mỗi người bệnh dựa vào các vị trí của sỏi trong đường tiết niệu, kích thước sỏi, bệnh lý nền, tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh… Tuy nhiên hai triệu chứng điển hình xảy ra đối với người bệnh sỏi tiết niệu đó là:
– Xuất hiện cơn đau ở vị trí vùng thắt lưng, thường là đau ở một bên. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội đột ngột.
– Các về đề về đi tiểu: Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu bí, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, màu sắc nước tiểu thay đổi có lẫn máu…
1.2 Giải đáp câu hỏi bệnh sỏi tiết niệu có gây nguy hiểm không?
Sỏi tiết niệu được hình khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Tại Việt Nam, sỏi tiết niệu chiếm tỉ lệ 5- 10% dân số, chiếm 30% bệnh lý thận tiết niệu.
Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không cần phải dựa vào nhiều yếu tố đánh giá. Trong trường hợp, sỏi nhỏ có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…
Sỏi tiết niệu gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu có thể dẫn tới nhiều biến chứng, như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn… Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi để lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu, chức năng thận sẽ bị suy giảm, bệnh nhân thậm chí có thể phải cắt bỏ thận, chạy thận suốt đời hoặc ghép thận…
2. Cách để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu gây ra
Sỏi tiết niệu là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị được, và đạt hiệu quả cao nhất là khi sỏi có kích thước còn nhỏ. Nếu trường hợp sỏi đã phát triển đến kích thước lớn gây nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, chi phí sẽ tốn kém, người bệnh sẽ cần nhiều thời gian phục hồi.
Hiện nay các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn, phẫu thuật mổ mở.
– Điều trị nội khoa sử dụng thuốc có thể được cân nhắc chỉ định thực hiện cho những trường hợp sỏi kích thước nhỏ dưới 5mm, chưa gây ra biến chứng. Với phương pháp dùng thuốc, thì thuốc cho bệnh sỏi thận tiết niệu cần đáp ứng đủ 4 yêu cầu: Giúp bào mòn sỏi, chống viêm nhiễm đường niệu, giảm đau tăng cường chức năng thận cho bệnh nhân.
– Với điều trị ngoại khoa ít xâm lấn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp tán sỏi công nghệ cao là tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser.
Tán sỏi ngoài cơ thể mang đến hiệu quả điều trị đối với sỏi thận <1,5cm, sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận <1cm. Bằng cách sử dụng năng lượng sóng điện từ chiếu từ bên ngoài da phần hông lưng bên thận có sỏi để làm vỡ sỏi thành các mảnh vụn nhỏ, và vụn sỏi sẽ đi ra ngoài theo dòng nước tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng có hiệu quả cao đối với sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, hoàn toàn không mổ. Bệnh nhân sẽ được loại bỏ sỏi thông qua đường tiểu tự nhiên của cơ thể bằng cách sử dụng thiết bị nội soi và dây dẫn năng lượng laser để tìm và bắn phá sỏi thành các mảnh vụn, sau đó vụn sỏi được hút gắp ra bên ngoài.
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser là phương pháp điều trị ít xâm lấn phù hợp để điều trị sỏi thận lớn có kích thước trên 2,5cm. Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm từ da vào thận, đường hầm nhỏ sẽ giúp thiết bị nội soi tán sỏi xác định sỏi và bắn vỡ viên sỏi lớn thành vụn nhỏ và trực tiếp hút vụn ra bên ngoài.
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser với ống mềm nội soi dễ dàng tiếp cận sỏi ở các vị trí trên cao là sỏi thận, sỏi niệu quản 1/3 trên kích thước >1,5cm. Năng lượng laser sẽ trực tiếp bắn phá sỏi thành vụn, vụn sỏi sẽ được hút trực tiếp qua đường hầm nhỏ.
– Phẫu thuật mổ mở là phương pháp điều trị cuối cùng dành cho người bệnh có tình trạng biến chứng nghiêm trọng, cần xử lý nhanh chóng kịp thời.
4. Kết luận
Vậy nên có thể nói sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến tuy nhiên người bệnh có thể dễ dàng thoát sỏi bằng các công nghệ tán sỏi tân tiến, mang đến hiệu quả nhanh chóng, không mất sức, không mất nhiều thời gian phục hồi, không tiềm ẩn những rủi ro biến chứng, và hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến chức năng. Do đó ngay khi phát hiện mắc sỏi người bệnh không nên chần chừ tiếp tục giữ sỏi, hoặc lo lắng về mổ mở, mà hiện nay các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đã mang đến những ưu điểm vượt trội cho người bệnh, đồng thời ngăn chặn triệt để các biến chứng xảy ra.
Hy vọng câu hỏi sỏi tiết niệu có nguy hiểm không người bệnh đã có câu trả lời. Việc điều trị kịp thời ngăn chặn sớm những biến chứng sẽ khiến người bệnh không cần lo lắng về việc sức khỏe bị ảnh hưởng.