Siêu âm khớp vai được chỉ định thực hiện khi nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Hiện nay, cbệnh lý liên quan đến tình trạng đau khớp vai rất phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Để giúp triệu chứng này không kéo dài và tránh việc bị thoái hóa khớp vai, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị đúng. Do đó, siêu âm khớp vai được xem là một phương pháp hiệu quả trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến vùng khớp vai.

1. Siêu âm khớp vai là gì?

Các phương pháp thăm khám cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp vai. Trong số đó, siêu âm vùng khớp vai được xem là một chẩn đoán hình ảnh mang giá trị chẩn đoán cao trong những vấn đề như: chấn thương mô mềm, gân cơ (bong, rách).

Nhờ ứng dụng sóng âm tần số cao, phương pháp siêu âm có khả năng giúp khảo sát và tái tạo hình ảnh khớp vai của người bệnh. Do đó, chỉ định siêu âm cho khớp vai đang ngày càng được mở rộng để bác sĩ chẩn đoán các vấn đề liên quan đến vùng khớp quan trọng này.

Bệnh nhân khi thực hiện kỹ thuật siêu âm này thường ở tư thế ngồi thấp hơn bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số động tác trong quá trình siêu âm nhằm mang lại những hình ảnh chính xác nhất. Bác sĩ siêu âm sẽ sử dụng một đầu dò đặc biệt phát ra sóng âm tần số cao để có thể khảo sát ở cả hai bên vai và bắt đầu từ bên lành hoặc có ít triệu chứng hơn.

Siêu âm cho khớp vai sẽ giúp bác sĩ thấy được hình ảnh của các gân chóp xoay và ngoài chóp xoay (bao gồm các gân cơ nhị đầu, gân cơ trên, dưới gai, gân dưới vai, gân cơ tròn bé), các khớp (bao gồm các khớp cùng vai – đòn, khớp ổ chảo – cánh tay, khớp ức đòn) và các dây chằng ổ khớp.

siêu âm khớp vai

Siêu âm vùng khớp vai đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh

2. Chỉ định siêu âm cho khớp vai trong trường hợp nào?

2.1. Chỉ định siêu âm khớp vai trong chẩn đoán bệnh

Kỹ thuật này được xem là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong chẩn đoán một số vấn đề như sau:

– Đau nhức ở vùng vai. Tính chất các đau cơn tăng dần, đau nhói khó chịu, đặcbiệt tăng khi thay đổi thời tiết, ấn vào vai sẽ thấy đau tại một số điểm nhất định

– Khớp vai bị sưng phù

– Khi va chạm hoặc vận động vùng vai thấy có cảm giác đau nhói

– Cử động cánh tay gặp khó khăn

– Bị co rút hoặc teo cơ ở quanh khớp vai

– Chấn thương vùng khớp vai

– Theo dõi kết quả điều trị sau khi bệnh nhân phẫu thuật khớp vai

– Các vấn đề liên quan tới hình dạng khớp vai như bị dị dạng hoặc dị tật bẩm sinh

– Kiểm tra những bất thường của phần dây chằng quanh khớp

– Các trường hợp nghi ngờ bất thường như: có khối u, tràn dịch ổ khớp, lắng đọng tinh thể, hoặc có dị vật…

siêu âm cơ xương khớp

Bệnh nhân bị đau nhức ở vùng vai có thể được chỉ định thực hiện siêu âm

2.2. Chỉ định siêu âm khớp vai trong điều trị bệnh

Bên cạnh việc hỗ trợ chẩn đoán, kỹ thuật siêu âm này còn được xem là một phương pháp điều trị một số bất thường sau:

– Hỗ trợ điều trị tình trạng bị chấn thương hoặc viêm vùng khớp vai

– Điều trị dưới can thiệp siêu âm trong các căn bệnh như: viêm bao hoạt dịch, viêm bao khớp, viêm gân…

– Giúp hỗ trợ, dẫn đường cho bác sĩ khi cần chọc hút dịch từ ổ khớp hoặc sinh thiết

3. Ưu điểm của phương pháp siêu âm cho khớp vai

Thực tế cho thấy, phương pháp siêu âm nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, nhất là trong chẩn đoán các về chấn thương mô mềm, tình trạng rách hoặc bong gân, cơ.

Việc sử dụng sóng âm để giúp xây dựng, tái tạo hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể đã và đang hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong công tác thăm khám, điều trị bệnh. Siêu âm vùng khớp vai có một số ưu điểm như sau:

– Với độ phân giải cao, kỹ thuật này giúp cung cấp hình ảnh tức thì, cho phép bác sĩ xác định tương đối chính xác tổn thương ở mô mềm quanh khớp, đánh giá được vị trí và kích thước của các cấu trúc quanh khớp, từ đó phát hiện trường hợp bị dị dạng, sai lệch, sưng, tấy…

– Giúp phân biệt được nhiều biểu hiện khác nhau như: độ dày mỏng của túi hoạt dịch, dịch tụ dưới các lớp dây chằng, tụ dịch quanh đầu dây gân nhị đầu… để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán bệnh lý chính xác hoặc xác định giai đoạn của bệnh

– Chi phí thực hiện kỹ thuật này không quá cao

– Đây là phương pháp khám động, không xâm nhập, không gây đau và không liên quan đến bức xạ, do đó bệnh nhân có thể yên tâm về độ an toàn của của kỹ thuật siêu âm khớp vai.

– Đối với kỹ thuật siêu âm này, người bệnh không cần phải chuẩn bị gì trước khi tiến hành

– Siêu âm vùng khớp vai có thể đóng vai trò như một công cụ giúp hướng dẫn can thiệp sâu để điều trị bệnh lý.

siêu âm khớp tại Thu Cúc TCI

Siêu âm vùng khớp vai có thể đóng vai trò như một công cụ giúp hướng dẫn can thiệp để điều trị bệnh lý

Một lưu ý dành cho bạn đó là kết quả siêu âm còn phụ thuộc nhiều vào bác sĩ thực hiện và hệ thống thiết bị máy móc. Vì thế, khi có dấu hiệu của các bệnh lý khớp vai bệnh nhân nên đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, siêu âm chẩn đoán các bệnh lý và từ đó có hướng điều trị kịp thời. Tại Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI đã và đang ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong thăm khám, chẩn đoán nhiều bệnh lý, trong đó có cơ xương khớp. Kỹ thuật siêu âm tại đây được thực hiện một cách bài bản, đúng quy trình bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, cùng hệ thống máy móc hiện đại. Do đó sẽ cho ra kết quả chính xác, góp phần quan trọng vào việc xác định bệnh và giai đoạn của bệnh lý khớp vai để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital