Thoái hóa khớp gối là gì? Biến chứng, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoái hóa khớp gối đứng hàng thứ ba trong các bệnh thoái hóa khớp và đứng thứ hai về tỷ lệ gây khuyết tật ở người cao tuổi. Đây là một bệnh thường gặp hiện nay, ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu thoái hóa khớp gối là gì? Biến chứng và cách điều trị. 

1. Bạn hiểu thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn bao bọc quanh khớp gối bị bào mòn, rách hoặc tiêu biến. Điều này khiến phần khớp gối không có sụn bảo vệ bị chà xát lên nhau gây cảm giác đau đớn, làm hạn chế việc di chuyển.

Khớp gối là khớp phải gánh chịu một trọng lực rất lớn, để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Đặc biệt là ở những người bị dư cân, béo phì. Người làm các công việc phải thường xuyên mang vác nặng, các vận động viên thể thao.

2. Biểu hiện thoái hóa khớp gối

Triệu chứng thường gặp và khới đầu giúp người bệnh nhân biết đó là: khi đi lên cầu thang có cảm giác thấy gối yếu, đau nhẹ ở phía trước và bên cạnh đầu gối.

Cơn đau gối sẽ tăng dần qua nhiều năm. Đau có tính cơ học rõ như đau tăng khi người bệnh đi lại, nhất là khi lên cầu thang, khi đứng lên ngồi xuống và giảm khi nghỉ ngơi.

Nghe có tiếng lạo xạo khi vận động khớp. Khớp yếu khiến đầu gối người bệnh có cảm giác khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Có thể có tràn dịch khớp.

Trường hợp thoái hóa khớp nặng, người bệnh thường đi lại rất khó khăn. Thậm chí có thể không tự đi lại được, phải nhờ vào công cụ hỗ trợ (nạng) hoặc sự trợ giúp của người khác.

Khi chụp X-quang khớp gối thấy khe khớp hẹp, tăng đạm xương dưới sụn và bề mặt không đều. Có thể nhìn thấy các chồi xương hoặc gai xương ở rìa khớp.

Biểu hiện thoái hóa khớp gối

Biểu hiện đau nhức ở đầu gối mỗi khi đi lên cầu thang, khi đứng lên ngồi xuống, khớp gối kêu lạo xạo coi chừng khớp gối đang bị thoái hóa.

3. Thoái hóa khớp gối kéo theo nhiều biến chứng

3.1 Biến dạng khớp do thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp ở mức độ trung bình và nặng thường gây ra biến dạng khớp. Điều này là do sự xuất hiện của các gai xương ở rìa khớp hoặc do lệch trục khớp, thoát vị màng hoạt dịch.

Biến dạng khớp thấy rõ nhất là ở thoái hóa khớp gối, khớp gối khi thoái hóa bị vẹo ra ngoài hoặc vào trong. Người bệnh sẽ có cảm giác mình bước thấp bước cao.

Biến dạng trong thoái hoá cột sống thấy lệch vẹo cột sống, giả trượt thân đốt sống do các gai xương thân đốt.

Khi khớp bị biến dạng, bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong di chuyển, vận động. Nếu nặng, có thể gây ra cong vẹo cột sống, trượt đốt sống.

biến dạng khớp gối dao thoái hóa khớp gối

Tình trạng thoái hóa khớp gối nặng có thể gây biến dạng khớp gối, làm hạn chế khả năng đi lại của người bệnh.

3.2 Hạn chế vận động, khuyết tật, bại liệt do thoái hóa khớp gối

Các khớp khi bị thoái hóa ở các giai đoạn khác nhau, gây tình trạng đau đớn do thoái hóa khớp xương. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau mỏi bất cứ khi nào vận động, dẫn đến tâm lý lười vận động, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi.

Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến các khớp cứng dần, cơ co lại, giảm khả năng linh hoạt, giảm vận động. Cùng với hạn chế vận động sẽ gây teo cơ, khiến các cơ tham gia vận động khớp thoái hóa sẽ teo dần và sức cơ cũng giảm dần.

Người bị thoái hóa khớp có nguy cơ khuyết tật vận động rất cao, kèm theo là các hội chứng chèn ép rễ thần kinh và tủy sống khi thoái hóa cột sống gây ra khuyết tật nặng.

3.3 Các bệnh lý thứ phát do thoái hóa khớp gối là gì?

Thoát vị đĩa đệm: Khi khớp bị thoái hóa thường gây tổn thương các đĩa đệm quanh khớp. Có thể nói khi có thoát vị đĩa đệm ở người trên 40 tuổi bao giờ cũng có thoái hóa đĩa đệm đi trước.

– Vôi hóa cột sống, vôi hóa các dây chằng và các gân cơ cạnh khớp.

– Ung thư xương.

– Nhiễm khuẩn xương khớp

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1 Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Khám lâm sàng thấy người bệnh có các dấu hiệu: đau khớp, lạo xạo khi khớp vận động, cứng khớp dưới 30 phút, có thể sờ thấy phì đại xương, đặc biệt là với người bệnh trên 38 tuổi.

Khám cận lâm sàng có thể bao gồm:

– Chụp X-quang khớp thường quy: trên phim chụp X-quang có thể thấy 3 dấu hiệu cơ bản của thoái hóa khớp là hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương.

– Siêu âm khớp: tràn dịch màng khớp, tình trạng hẹp khe khớp và gai xương, đo độ dày của sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp, gân xương cạnh khớp.

– Xét nghiệm: xét nghiệm máu và sinh hóa cho kết quả số lượng bạch cầu có thể tăng nhẹ nếu thoái hóa khớp có phản ứng viêm. Các kết quả xét nghiệm cơ bản phải bình thường, nếu có bất thường phải tìm nguyên nhân khác.

– Nội soi khớp: giúp quan sát tổn thương thoái hóa sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Có thể kết hợp trong điều trị phẫu thuật qua nội soi.

Chụp cắt lớp vi tính CT-scanner hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: cho phép chẩn đoán chính xác hơn những tổn thương rất nhỏ của sụn khớp và phần xương dưới sụn mà trên phim X-quang thường quy có thể không phát hiện được.

chẩn đoán thoái hóa khớp gối nhờ chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối chẩn đoán chính xác những tổn thương rất nhỏ của sụn khớp và phần xương dưới sụn mà trên phim X-quang thường quy có thể không phát hiện được.

4.2 Điều trị

Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa khớp gối là gì?

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hẳn thoái hóa khớp gối. Nguyên tắc điều trị hiện nay là: điều trị triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa. Bên cạnh đó cần phục hồi chức năng khớp và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các tác động cơ học quá mức lên khớp và cột sống.

Làm giảm triệu chứng đau.

Các phương pháp điều trị

Điều trị bảo tồn

Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm, giảm đau, corticoid, thuốc chống thoái hóa (có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối).

Có thể xem xét tiêm acid hyaluronic vào khoang khớp.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp.

Điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc thường ít phổ biến.

Kết hợp với một số biện pháp điều trị không dùng thuốc như: vật lý trị liệu, y học cổ truyền.

Ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nhẹ, có thể sử dụng các biện pháp không dùng thuốc đơn độc. Nhưng phối hợp cả dùng thuốc và không dùng thuốc thường mang lại kết quả tốt hơn.

Điều trị ngoại khoa

Các biện pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa không còn tác dụng, người bệnh bị hạn chế vận động nặng, khe khớp hẹp nặng, khớp bị biến dạng gây ra khuyết tật trung bình và nặng thì điều trị ngoại khoa sẽ được cân nhắc.

Tùy vào tình trạng của người bệnh để chọn các biện pháp ngoại khoa khác nhau như: nội soi khớp, đục xương chỉnh trục hoặc thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital