Tìm hiểu về vai trò của siêu âm tuyến nước bọt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Tuyến nước bọt là một trong những tuyến ngoại tiết có vai trò giúp tiêu hóa trong cơ thể con người. Bệnh lý tuyến nước bọt thường rất đa dạng, từ bệnh lý viêm cho tới các khối u. Để giúp hỗ trợ phát hiện các vấn đề về này, siêu âm tuyến nước bọt được đánh giá là phương pháp đơn giản và hiệu quả hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phương pháp này trong chẩn đoán bệnh.

1. Thế nào là siêu âm tuyến nước bọt?

Siêu âm cho tuyến nước bọt là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để giúp ghi lại hình ảnh giải phẫu, qua đó phát hiện các bệnh lý của tuyến nước bọt. Đây là phương pháp đơn giản và có chi phí thấp nhưng mang tới giá trị cao trong chẩn đoán bệnh. Phương pháp siêu âm này thường được áp dụng khi người bệnh xuất hiện các bất thường ở vùng mang tai, góc hàm – đây là các vị trí của tuyến nước bọt. Những bất thường này bao gồm: bị sưng đau, sờ thấy có khối …

Khi thực hiện phương pháp này, bác sỹ chuyên khoa sẽ tiến hành dùng đầu dò siêu âm để khảo sát trực tiếp hình ảnh của các tuyến nước bọt của người bệnh. Ngoài ra, những cấu trúc giải phẫu lân cận và tình trạng hạch bạch huyết vùng cổ cũng được đánh giá thông qua siêu âm.

siêu âm tuyến nước bọt

Phương pháp này thường được áp dụng khi người bệnh xuất hiện bất thường ở vùng mang tai và góc hàm

2. Siêu âm vùng tuyến nước bọt có vai trò như thế nào?

Siêu âm cho tuyến nước bọt có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp cho bác sĩ phát hiện các vấn đề như:

Kích thước của tuyến nước bọt

Kích thước của tuyến nước bọt thường to ra khi gặp phải các bệnh lý, hay gặp nhất là bị sưng do viêm khi mắc quai bị.

Các tổn thương ở tuyến nước bọt

– Bệnh viêm tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt to ra, cấu trúc âm thay đổi, tăng tưới máu trên hình ảnh siêu âm Doppler

– U tuyến nước bọt: Thường biểu hiện là những khối giảm âm có giới hạn rõ ràng. Thông qua siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá kích thước khối u, khả năng xâm lấn của khối u ra cấu trúc lân cận

– Sỏi ở tuyến nước bọt: Thường biểu hiện bằng tình trạng ống tuyến giãn, trong lòng có viên sỏi

Có thể thấy, siêu âm cho tuyến nước bọt là phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao. Phương pháp này có thể thực hiện được ngay và lặp lại nhiều lần mà không cần công tác chuẩn bị gì đặc biệt.

vai trò của siêu âm

Siêu âm giúp phát hiện được nhiều bệnh lý của tuyến nước bọt

3. Viêm tuyến nước bọt và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh

Siêu âm thường được lựa chọn là phương pháp chẩn đoán đầu tiên trong các tổn thương mô mềm ở vùng đầu – mặt – cổ, trong đó có bệnh viêm tuyến nước bọt. Cụ thể như:

1.1. Siêu âm tuyến nước bọt chẩn đoán viêm tuyến nước bọt cấp

Qua hình ảnh hiển thị trên siêu âm, trong viêm cấp, tuyến nước bọt sẽ lớn hơn kích thước bình thường và giảm âm. Vùng giảm âm không đồng nhất và nhỏ hình bầu dục. Siêu âm màu còn có thể quan sát được tăng lượng máu đến vùng bị viêm. Đối với người bị viêm tuyến nước bọt cấp, hạch bạch huyết sẽ bị tăng kích thước.

1.2. Siêu âm tuyến nước bọt chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mạn

Hình ảnh hiển thị cho thấy kích thước bình thường hoặc nhỏ đi, giảm âm, không đồng nhất và thường không có hiện tượng tăng các dòng chảy của mạch máu trên siêu âm Doppler. Vùng giảm âm nhỏ và có hình tròn, hình bầu dục, phân bố tại khắp các nhu mô tuyến.

1.3. Siêu âm chẩn đoán tình trạng áp – xe

Trên hình ảnh khi siêu âm, áp – xe là tổn thương giảm âm hoặc trống âm có tăng âm phía sau và các bờ không rõ ràng. Vùng dịch hóa trung tâm có thể được phát hiện dưới dạng vùng vô mạch hoặc các mảnh lắng di động. Các chấm tăng âm có thể nhìn thấy ở bên trong ổ áp – xe. Ngoài ra, có thể phát hiện thấy vùng tăng âm bao xung quanh ổ áp xe.

1.4. Siêu âm chẩn đoán tình trạng xơ cứng mạn tính

Hình ảnh hiển thị lúc này sẽ cho thấy các khối u lan tỏa, có thể quan sát được với hình ảnh nhiều chấm giảm âm nhỏ nằm rải rác trong một nền mô tuyến không đồng nhất.

Trong trường hợp khu trú, vùng tổn thương giảm âm không đồng nhất, được quan sát thấy chủ yếu nằm ở bên trong một tuyến hình dạng bình thường. Các trường hợp có nghi ngờ viêm tuyến nước bọt xơ cứng mạn tính nên được tiến hành chọc hút, sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.

1.5. Siêu âm giúp chẩn đoán tình trạng u hạt

Với bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt u hạt thường có hình ảnh không đặc trưng. Trong tuyến nước bọt, có một hoặc nhiều vùng giảm âm, tuyến nước bọt sẽ có kích thước bình thường hoặc to, giảm âm lan tỏa. Mạch máu có thể thấy có dòng chảy tăng lên.

bệnh viêm tuyến nước bọt

Siêu âm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt

Có thể thấy, siêu âm vùng tuyến nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên để có kết quả chính xác, bạn cần lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI, bệnh nhân sẽ cảm thấy hoàn toàn an tâm khi thực hiện siêu âm. TCI luôn đảm bảo mang tới cho khách hàng quá trình thăm khám an toàn – chuyên nghiệp nhờ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, hệ thống trang thiết bị y tế, công nghệ hiện đại, không gian khám chữa bệnh rộng rãi, dịch vụ chăm sóc tận tình…

Trên đây là một số thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp siêu âm cho vùng tuyến nước bọt. Ngoài ra, bạn đừng quên tiến hành thăm khám sức khỏe ngay cả khi chưa có triệu chứng để giúp phát hiện bệnh sớm và phòng ngừa kịp thời nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital