Quá trình chuẩn bị chào đón con yêu chào đời của mẹ bầu không thể thiếu việc siêu âm khám thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu các thông tin cơ bản về siêu âm thai nhi và một số vấn đề liên quan mà mẹ quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Siêu âm khám thai là gì?
Siêu âm khám thai là một phương pháp sử dụng kỹ thuật hình ảnh bằng sóng âm thanh nhằm tạo ra hình ảnh thai nhi trong tử cung của người mẹ. Hình ảnh này giúp bác sĩ có thể theo dõi, đánh giá sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ, từ đó sàng lọc một số vấn đề tiềm ẩn.
Do vậy, các mẹ bầu thường rất mong chờ mỗi lần siêu âm thai, mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh con mình trong tử cung.
Ngoài ra, siêu âm thai nhi còn được sử dụng để bác sĩ đánh giá một số vấn đề có thể xảy ra hoặc để xác nhận chẩn đoán.
2. Có các loại hình siêu âm thai nào?
Ngày nay, kỹ thuật siêu âm tiến tiến có thể cung cấp các thông tin cụ thể để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán theo từng giai đoạn thai kỳ. Theo đó, các loại hình siêu âm thai nhi thường được sử dụng như sau:
1.2.1. Siêu âm qua thành bụng
Bằng việc di chuyển đầu dò trên bụng sản phụ, bác sĩ có thể chẩn đoán hình ảnh thai nhi. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này có thể sẽ khó quan sát tình trạng thai nhi đối với sản phụ có thành bụng dày hoặc phôi thai còn nhỏ.
2.2. Siêu âm qua đầu dò âm đạo
Bác sĩ siêu âm sử dụng đầu dò nhỏ và dài để đưa vào âm đạo, sát cổ tử cung. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát rõ cấu trúc tử cung. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp thai nhỏ. Kỹ thuật có độ phân giải cao sẽ cho ra hình ảnh, xác định tình trạng thai sớm, tuổi thai, ngày dự sinh hay những bất thường nếu có.
2.3. Siêu âm 2D (Doppler màu)
Đây là phương pháp siêu âm đường bụng, thường được sử dụng khi thai nhi được khoảng 10 tuần tuổi. Kỹ thuật này nhằm đánh giá các chỉ số thai nhi như: chiều dài đầu mông, chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh,…
Từ đó, bác sĩ có thể ước lượng được trọng lượng, đánh giá tình trạng phát triển, tim thai, bánh rau, ối,… của thai nhi.
2.4. Siêu âm 3D, 4D
Kỹ thuật siêu âm 3D – 4D sử dụng đầu dò 4D để cho ra hình ảnh 3 chiều của thai nhi. Khác với kỹ thuật siêu âm tiêu chuẩn, siêu âm 3D – 4D đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng bước thực hiện. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc phải hiện đại mới có thể đánh giá chi tiết, chính xác các cơ quan trên cơ thể của thai nhi.
Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng sản phụ, mẹ bầu nên tham khảo ý của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại hình siêu âm phù hợp và nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi.
3. Khi nào thì nên siêu âm thai lần đầu tiên?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản tại bệnh viện Thu Cúc TCI, thời điểm phù hợp nhất để chị em khám thai lần đầu tiên là khi bị trễ kinh từ 1 – 2 tuần. Nếu bạn thử thai cho kết quả 2 vạch nhưng chưa đến chu kỳ, chưa có dấu hiệu chậm kinh thì không nên thăm khám bác sĩ sớm. Vì lúc này phôi thai còn rất bé nên bác sĩ rất khó để xác định được bạn đã có thai hay chưa.
Trễ kinh từ 1 – 2 tuần là thời gian thai nhi được khoảng 4 – 5 tuần tuổi. Siêu âm ở thời điểm này có thể thấy rõ hình ảnh thai nhi và không làm mất thời gian, chi phí của mẹ bầu.
4. Vì sao mẹ bầu cần phải siêu âm thai?
Việc siêu âm trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm dị tật bẩm sinh nếu có. Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các mốc siêu âm thai và đánh giá các chỉ số thai nhi.
4.1. Siêu âm khám thai theo định kỳ
Mẹ bầu siêu âm thai nhi theo lịch định kỳ sẽ mang lại một số lợi ích như:
– Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, thực hiện siêu âm nhằm xác định bạn có thật sự mang thai hay không, kích thước, vị trí của thai nhi và số tuổi của thai kỳ. Từ đó xác định số lượng thai nhi và ước tính khoảng thời gian dự sinh.
Đồng thời, trong thời gian này bác sĩ có thể sàng lọc một số dấu hiệu bất thường của tử cung hay cổ tử cung của mẹ bầu thông qua siêu âm.
– Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) hoặc thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), mẹ bầu siêu âm tiêu chuẩn nhằm đánh giá một số đặc điểm thai kỳ. Thông thường, siêu âm sẽ được thực hiện từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.
4.2. Siêu âm khám thai để nắm rõ các chỉ số
Qua các buổi siêu âm thai nhi định kỳ, bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định các chỉ số sau đây:
– Xác nhận tình trạng mang thai và vị trí thai nhi: Trong một số trường hợp bất thường, thai nhi nằm ở bên ngoài tử cung, trong ống dẫn trứng. Việc siêu âm có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những điều này.
– Xác định tuổi thai nhi: Điều này sẽ giúp bác sĩ dự đoán được ngày sinh, theo dõi các mốc quan trọng trong thai kỳ.
– Xác nhận được số lượng thai nhi: Khi siêu âm, bác sĩ có thể xác nhận được số lượng thai nhi nếu nghi ngờ đa thai.
– Theo dõi, đánh giá được sự phát triển của thai nhi: Việc siêu âm để theo dõi, xác định thai nhi có đang phát triển bình thường hay không, theo dõi chuyển động, nhịp thở, nhịp tim thai nhi.
– Đánh giá nhau thai và mức nước ối: Nhau thai cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho thai nhi. Nước ối – chất lỏng bao quanh em bé, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần giữ cho lượng nước ối không được quá nhiều hoặc quá ít trong tử cung.
– Xác định một số dị tật bẩm sinh: Siêu âm là một trong các cách giúp bác sĩ sàng lọc các dị tật có thể xảy ra trong thai kỳ,…
Như vậy các mẹ bầu đã có thêm cho mình một số kiến thức về việc siêu âm khám thai. Nếu mẹ vẫn chưa tìm được cho mình một địa chỉ siêu âm thai nhi tin cậy thì Thu Cúc TCI là một sự lựa chọn không nên bỏ qua, được các mẹ bầu tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn cụ thể nhé!