Mọi thai phụ đều mong muốn rằng sẽ trải qua 9 tháng 10 ngày trọn vẹn và sinh được một em bé khỏe mạnh. Nhưng vì một lý do nào đó ngoài ý muốn mà kết quả siêu âm gần đây cho thấy có dấu hiệu sinh non, khiến cho người mẹ không khỏi hoang mang lo lắng. Vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các triệu chứng cũng như cách phòng tránh sinh non nhé!
Menu xem nhanh:
1. Ảnh hưởng của việc sinh non
Sinh non là một khái niệm dùng để chỉ việc em bé sinh trong khoảng tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Đây không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp, chiếm khoảng 10% trong số các thai phụ. Đôi khi xem những bản tin thời sự, chúng ta bắt gặp những tin tức nói về em bé sinh ra chỉ nặng vài trăm gram nhưng vẫn có khả năng sống sót. Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ rất nhỏ. Em bé khi ra đời sớm dù ít dù nhiều cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, tỉ lệ tái sinh non của người mẹ trong những lần mang thai tiếp theo là rất cao.
Có một điều mà mẹ cần nắm được khi nhận được kết quả siêu âm gần đây báo hiệu có khả năng sinh non đó là chi phí sinh nở và nuôi con rất tốn kém. Em bé sinh non sẽ cần phải được nuôi trong lồng ấp suốt một khoảng thời gian nhất định cũng như phải trải qua nhiều đợt kiểm tra và trị liệu khác nhau, theo đó chi phí sinh nở và nuôi nấng con trong những năm tháng đầu đời cũng sẽ tăng lên. Tâm lý của người mẹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi bị bao trùm bởi sự bất an, lo lắng vì không biết răng sức khỏe của con sẽ diễn biến như thế nào.
Em bé sinh non chủ yếu được cung cấp chất dinh dưỡng qua mạch máu. Nếu không được trực tiếp cho con bú trong giai đoạn này, người mẹ có thể áp dụng vắt sữa bằng máy sau đó trữ đông và cho em bé ăn sau khi xuất viện.
Bên cạnh đó, những bé sinh non cũng sẽ gặp phải các vấn đề nghiệm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như là suy dinh dưỡng, suy hô hấp, bại não,… Có cả trường hợp em bé sinh non vì phát triển chậm cho nên ngay cả khi trưởng thành vẫn gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt bình thường.
2. Đối tượng có nguy cơ sinh non cao
Dựa theo những kết quả siêu âm gần đây cho thấy, các trường hợp dưới đây rất dễ có khả năng sinh non cao. Mẹ bầu hãy nắm rõ để giúp bản thân mình phòng tránh được khi đang có kế hoạch mang thai hoặc giảm thiểu nguy cơ khi đang mang thai:
– Sinh non rất dễ tái phát cho nên những người mẹ đã từng sinh non một đến hai lần sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ tái sinh non này. Do đó, mẹ hãy thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch trình mà bác sĩ đã đưa ra để theo dõi sát sao sự phát triển của con cũng như có các biện pháp phòng ngừa việc sinh non diễn ra. Ví dụ như: với những mẹ được phát hiện cổ tử cung ngắn thì nên hạn chế việc vận động nặng, chú ý vào thực đơn ăn hàng ngày, tránh những động tác thay đổi tư thế đột ngột,…
– Những thai phụ đã lớn tuổi, thai phụ mang thai đôi, thai phụ không khám tiền sản kỹ lưỡng, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, bị thừa hoặc thiếu cân trước và trong khi mang thai đều có tỉ lệ sinh non rất cao.
– Thai phụ bị stress nặng, thường xuyên uống rượu, hút thuốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này.
– Ngoài ra, còn có một nhóm đối tượng nữa đó là thai phụ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, tỉ lệ sinh non sẽ tăng cao ở những thai phụ có triệu chứng viêm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn niệu, viêm nha chu.
Bên cạnh đó hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp sinh non mà không thể tìm ra được chính xác nguyên nhân xuất phát từ đâu.
3. Các triệu chứng sinh non mẹ bầu cần nắm rõ
3.1 Đau chuyển dạ sớm
Khi mẹ bầu có kết quả siêu âm gần đây cho thấy dấu hiệu sinh non thì hãy đặc biệt chú ý đến những cơn đau chuyển dạ. Đau chuyển dạ sớm là một dạng biểu hiện không rõ ràng khiến cho nhiều mẹ không thể cảm nhận được rõ. Có nhiều trường hợp người mẹ vì triệu chứng mờ nhạt không xác định được là mình đang chuyển dạ cho đến khi nhập viện thì đã sắp sinh.
Đau chuyển dạ sớm mang lại cảm giác tương tự như là đau bụng kinh, do tử cung co thắt nên bụng rắn lại hoặc cứng thành khối. Nếu mẹ bầu quan sát thấy tử cung co thắt trên 1 lần mỗi 10 phút hoặc trên 4 lần mỗi tiếng, có áp lực đè nặng lên bụng dưới, có cảm giác em bé đang tiến vào khung chậu, rỉ máu hoặc âm đạo tiết dịch lỏng như nước thì nhất định cần vào viện nhanh nhất có thể.
3.2 Đau chuyển dạ cần cấp cứu
Để biết được những cơn đau như vậy thì việc đầu tiên mẹ cần phải dừng việc đang làm lại, sau đó nằm nghiêng sang phía bên trái, ổn định cơ thể trong khoảng 1 tiếng.
Sau một tiếng đó, mẹ cảm thấy những cơn đau âm ỉ như đau bụng kinh vẫn không có chiều hướng giảm xuống thì khả nắng rất cao là mẹ sẽ sinh non và cần phải nhập viện ngay lập tức.
4. Các biện pháp thông minh giúp phòng tránh sinh non
Cách tốt nhất để phòng tránh sinh non khi kết quả siêu âm gần của mẹ bầu đây cho thấy hiện tượng này là:
– Uống đủ nước để ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không lao động nặng, hạn chế leo trèo cầu thang, đi đường xa, đường xóc.
– Thường xuyên theo dõi cử động thai và tần suất các cơn gò để phát hiện sớm nhất bất thường và vào viện kịp thời.
– Thực hiện khám thai đầy đủ và đều đặn. Ngay cả khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nhỏ cũng không nên xem nhẹ mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ. Mẹ bầu cũng cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng, đánh răng kĩ càng và nếu cần thì nên đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về răng.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp mẹ an tâm hơn phần nào nếu như nhận được kết quả siêu âm gần đây cho thấy có dấu hiệu sinh non. Mẹ hãy thật sự bình tĩnh và lắng nghe mọi lời khuyên của bác sĩ để giúp cơ thể trong trạng thái thoải mái cũng như nhận được phương hướng xử lý tốt nhất.
Dịch vụ thai sản trọn gói của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ giúp các mẹ bầu thực hiện đầy đủ các mốc khám thai, siêu âm, xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ sinh non. Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu sẽ được thăm khám và theo dõi thai kỳ chặt chẽ bởi các bác sĩ Sản đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Mới hệ thống máy móc hiện đại (máy siêu âm 5D, hệ thống xét nghiệm robot tự động…), mọi bất thường sẽ được phát hiện sớm. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn và hướng xử lý tốt nhất cho cả mẹ và bé.