Rối loạn nhịp tim có gây nguy hiểm đến tính mạng?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Rối loạn nhịp tim là vấn đề có thể xảy ra với bất cứ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh gây ra tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hay lúc nhanh lúc chậm. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện một số rối loạn như: rung nhĩ, ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh kịch phát,…. Người bệnh sẽ gặp nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.

1. Hiểu về tình trạng rối loạn nhịp tim

Nhịp tim được tính toán qua số lần trái tim đập trên 1 phút và được điều khiển bằng các xung điện điều hòa. Mỗi người sẽ có những tốc độ xung khác nhau, nhịp tim sẽ tăng khi bạn vận động và giảm khi bạn nghỉ ngơi.

rối loạn nhịp tim là do sự bất thường bởi xung điện điều khiển

Nhịp tim thay đổi thất thường là do sự biến động bởi xung điện điều khiển

Với người đang ở độ tuổi trưởng thành thì nhịp tim sẽ giao động trong khoảng 60-90 nhịp/phú. Trong trường hợp sức khỏe ổn định, thì nhịp tim sẽ tăng giảm và trở lại trạng thái ổn định nhanh chóng. Nhịp tim bất thường là: khi nghỉ ngơi nhưng lại cao hơn 100 nhịp/phút hay thấp dưới 60 nhịp/phút.

Một số trường hợp về bệnh lý hay gặp:

– Rung tâm nhĩ: là dạng rối loạn hay gặp nhất. Dạng này khiến nhịp tim bị đập nhanh hơn bình thường kể cả lúc nghỉ ngơi.

– Nhịp tim chậm: thấp hơn 60 nhịp/phút và xảy ra thường xuyên.

– Block tim: là dạng rối loạn do sự dẫn truyền điện bên trong cơ tim: có thể là ở trên hay sau bó His.

– Rung tâm thất: là tình trạng mà tim đập nhanh gây hỗn loạn dẫn đến mất ý thức và đột tử nếu không được can thiệp sớm.

2. Dấu hiệu giúp nhận biết sớm rối loạn nhịp tim

Tình trạng rối loạn về nhịp có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng mà bạn cần biết để kịp thời xử lý. Một số triệu chứng đáng chú ý có thể kể tới như:

Đánh trống ngực: là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh lý. Đa phần những bệnh nhân đến gặp bác sĩ đều đang có dấu hiệu này.  Đó là cảm giác tim đập rất mạnh trong lồng ngực, kèm theo cảm giác hụt hẫng và hồi hộp.

Tình trạng đánh trống ngực

Đánh trống ngực một trong những dấu hiệu nhận biết chính của tình trạng rối loạn nhịp.

– Đột ngột xuất hiện các cơn khó thở, cảm giác khó chịu ở lồng ngực. Cơn khó thở có thể đi kèm với tình trạng tim đập bất ổn hay cảm giác hồi hộp. Đây là một trong những gợi ý cho chứng nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp nguy hiểm sắp diễn ra.

– Chóng mặt: choáng váng, mọi vật như xoay vòng và kèm theo cảm giác mất cân bằng cơ thể. Đây là triệu chứng không phải duy nhất với bệnh rối loạn nhịp, nên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

– Ngất xỉu: là tình trạng đột ngột mất đi ý thức trong thời gian ngắn. Triệu chứng này rất đáng lo ngại vì có thể kéo theo cả các chấn thương nghiêm trọng khác.

3. Mức độ nguy hiểm của tình trạng rối loạn về nhịp tim

Như chia sẻ ở trên, rối loạn nhịp tim được chia làm nhiều loại và mỗi loại sẽ có những nguyên nhân, biểu hiện khác nhau. Không phải tất cả các dạng rối loạn đều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng có thể gây ra các tổn thương cho tim và nặng hơn là tử vong.

3.1. Rối loạn nhịp tim gây đột quỵ

Nhịp tim tăng giảm thất thường sẽ khiến tăng nguy cơ hình thành máu đông. Sau đó máu đông sẽ di chuyển theo mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nguy hiểm xảy ra khi chúng di chuyển theo máu lên não và gây tắc nghẽn lưu thông máu. Điều này khiến máu cung cấp lên não không đủ và gây ra đột quỵ. Đột quỵ càng kéo dài thì tế bào não chết càng nhiều và càng khó để phục hồi.

rối loạn nhịp tim gây đột quỵ

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của rối loạn về nhịp tim

3.2. Nguy cơ suy tim

Khi nhịp tim tăng giảm thất thường xảy ra trong thời gian dài sẽ làm cho khả năng bơm máu trở nên kém linh hoạt. Khi này tim cũng không được nuôi dưỡng tốt nữa dần dẫn tới tình trạng suy tim.

3.3. Rối loạn nhịp tim gây các biến chứng khác do tắc mạch

Ngoài đột quỵ, suy tim thì việc nhịp tim rối loạn còn là nguy cơ gây các biến chứng tắc mạch nguy hiểm như: nhồi máu lách, nhồi máu ở thận, tắc mạch gây ra hoại tử chi, nhồi máu mạc treo,…

Như vậy, có thể thấy tuy chưa gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng có thể sẽ là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi gặp phải tình trạng này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, mà cần chú ý quan sát và thăm khám khi cần thiết.

4. Những lời khuyên với người mắc các vấn đề về nhịp tim

Khi bạn nhận thấy mình có một trong số những dấu hiệu kể trên, thì nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra sớm. Thăm khám giúp bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh của bản thân. Đồng thời nó cũng giúp bác sĩ đưa ra các tư vấn, hướng dẫn phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể quan tâm tới những lời khuyên sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày tốt cho hệ tim mạch. Đó là tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thịt da cầm bỏ da và các ngũ cốc nguyên hạt. Cần hạn chế các loại chất béo bão hòa, cholesterol (có trong: lòng đỏ trứng, thịt đỏ,…). Nên hạn chế về lượng đường và muối hấp thụ vào cơ thể.

– Tăng cường chế độ luyện tập: nên chọn một môn thể thao yêu thích và phù hợp với bản thân để luyện tập thường xuyên. Duy trì từ thời gian cho nó từ 30-45 phút/ngày.

– Thực hiện lối sống sạch: không hút thuốc, sử dụng đồ uống nhiều cồn hay có ga. Duy trì về trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Cân nặng ổn định giúp chỉ số cholesterol và huyết áp cũng được ổn định.

– Khi thấy nhịp tim tăng nhanh hay cảm giác tức ngực, khó thở, hoa mắt, mất thăng bằng,… cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động và tới các cơ sở y tế gần đó để thăm khám sớm.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra với bất kỳ ai và trong bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt bệnh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu nào bất thường về tim, bạn cũng nên đi kiểm tra sớm để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital