Khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp là giải pháp tốt nhất bảo vệ nguồn vốn nhân lực, tạo sợi dây gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng suất làm việc và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp tối đa. Hiện nay, vẫn còn có những doanh nghiệp lóng ngóng, mơ hồ về hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật thông tin mà mọi doanh nghiệp cần biết để hoạt động khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, thành công.
Menu xem nhanh:
1. Khám sức khỏe doanh nghiệp gồm khám những gì?
Khám sức khỏe doanh nghiệp là hoạt động thiết thực và mang nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả 2 phía:
– Người lao động được kiểm tra và nắm bắt tình trạng sức khỏe tổng quát của mình.
– Người lao động được phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nghề nghiệp dễ bị bỏ qua. Từ đó điều trị kịp thời làm tăng mức độ thành công, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí điều trị.
– Nhận tư vấn về các bệnh nghề nghiệp liên quan có thể xảy đến, tư vấn về cách thức chăm sóc và xây dựng lối sống sinh hoạt – làm việc khoa học.
– Doanh nghiệp đánh giá tổng quát chất lượng nguồn nhân lực, phân loại và can thiệp kịp thời đối với một số trường hợp điều kiện sức khỏe không đảm bảo.
– Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, đối với người lao động. Tăng găn bó với đội ngũ nhân viên, đồng thời thu hút nguồn nhân lực mới.
1.1. Danh mục cơ bản khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
Gói khám sức khỏe định kỳ cho công ty theo thông tư 14 của Bộ Y Tế bao gồm 2 bước khám cơ bản. Trong mỗi bước khám có những danh mục khám thiết yếu riêng.
Khám lâm sàng gồm:
– Đo thể lực, huyết áp
– Khám ngoại: các vấn đề về xương khớp
– Khám nội chung, tim phổi, tiêu hóa, tiết niệu,..
– Khám da liễu
– Khám mắt
– Khám tai – mũi – họng
– Khám răng – hàm – mặt
Khám cận lâm sàng gồm:
– Xét nghiệm nước tiểu
– Chụp X-quang tim phổi thẳng
1.2. Danh mục bổ sung khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
Hiện nay, vì mỗi ngành nghề có tính chất đặc thù riêng nên sẽ có nguy cơ gặp các nhóm bệnh nghề nghiệp khác nhau. Do đó tùy vào nhu cầu và ngân sách của từng doanh nghiệp, có thể bổ sung thêm một số danh mục cần thiết khác nhằm kiểm tra, phát hiện bệnh lý tối ưu:
– Xét nghiệm test viêm gan A, viêm gan E dành cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Bởi đây là những bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe cả cộng đồng.
– Siêu âm tuyết giáp: giúp phát hiện các tổn thương tại tuyến giáp, có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát triển dẫn tới ung thư tuyến giáp. Danh mục này phù hợp với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục, giải trí với tính chất sử dụng giọng nói nhiều.
– Đo mật độ xương: phù hợp với các doanh nghiệp có tính công việc nặng nhọc như xây dựng, khai thác,…
2. Quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp?
Quy trình khám sức khỏe cho nhân viên sẽ diễn ra theo các bước sau:
– Bước 1: Lập hồ sơ thăm khám theo danh sách mà doanh nghiệp đã đăng ký
Ở bước này, nhân viên xếp hàng lần lượt tại quầy đăng ký để điền các thông tin theo yêu cầu: thông tin cá nhân, thông tin sức khỏe/tiểu sử bệnh lý (nếu có),..
– Bước 2: Đo chiều cao, cân nặng và huyết áp
– Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm máu và nước tiểu
Thông thường lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất bước khám lâm sàng. Tuy nhiên, để người lao động tránh mệt mỏi, đói lả vì nhịn ăn trước đó nên thực hiện xét nghiệm sẽ được ưu tiên trước. Chỉ khoảng 5-10 phút kỹ thuật viên sẽ lấy máu vào các ống đứng máu. Sau khi lấy máu xong, nhân viên sẽ được chỉ dẫn lấy xét nghiệm nước tiểu.
– Bước 4: Khám lâm sàng gồm khám ngoại, khám nội, khám da liễu, khám mắt, tai – mũi – họng và khám răng – hàm – mặt.
– Bước 5: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng: siêu âm ổ bụng tổng quát, siêu âm tuyến giáp, chụp X-quang tim phổi thẳng, đo điện tim,…
– Bước 6: Quay trở lại phòng khám ban đầu để nghe kết quả từ bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giải đáp những thắc mắc và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe khoa học nhất.
– Bước 7: Nộp lại hồ sơ khám tại quầy lễ tân
3. Những lưu ý quan trọng khi khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
3.1. Đối với doanh nghiệp
Khám sức khỏe định kỳ cho công ty có một số lưu ý quan trọng sau
– Lựa chọn cơ sở y tế thăm khám uy tín, được đánh giá cao trong dịch vụ khám sức khỏe đoàn.
– Phối hợp với đối tác y tế để xây dựng gói khám phù hợp với doanh nghiệp.
– Truyền thông, thông báo tới nhân viên thời gian, địa điểm khám sức khỏe; phổ biến lưu ý trước khi khám.
– Tập hợp danh sách người lao động tham gia khám sức khỏe để gửi cho bên đối tác y tế. Điều này giúp buổi khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
3.2. Đối với người lao động
Trước ngày khám sức khỏe, một số lưu ý dành riêng cho người lao động đó là:
– Không ăn trong vòng 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
– Uống đủ nước và nhịn căng tiểu trước khi tiến hành siêu âm.
– Lao động nữ đang mang thai cần báo sớm cho bác sĩ để được chỉ định danh mục khám phù hợp.
– Trung thực trong cung cấp thông tin sức khỏe của bản thân mình, bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh lý nếu nghi ngờ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về khám sức khỏe định kỳ cho công ty. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về hoạt động này cũng như là quy trình, lưu ý cần thiết cần ghi nhớ rồi nhé