Tầm soát ung thư phổi là phương pháp giúp phát hiện bệnh lý ung thư phổi ngay cả khi chưa rõ biểu hiện. Đây cũng là phương pháp giúp người bệnh kịp thời ngăn chặn và hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau này. Vậy sàng lọc ung thư phổi được thực hiện như thế nào? Tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Menu xem nhanh:
1. Việt Nam có tới 20.000 người mắc ung thư phổi mỗi năm
Mỗi năm nước ta có hơn 20.000 trường hợp mắc ung thư phổi, trong đó có 17.000 người tử vong, số ca mắc mới mỗi ngày là 56 người. Với tốc độ gia tăng nhanh như vậy, dự tính đến năm 2020, mỗi ngày có thể thêm 90 người mắc ung thư phổi.
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là do hút thuốc lá (cả chủ động và thụ động). Theo tổ chức WHO, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới. Theo đó, ước tính có tới 67,6% người không hút thuốc có khả năng bị phơi nhiễm tại nơi làm việc. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống chưa lành mạnh, nếp sống thiếu vệ sinh và điều kiện lao động kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi.
Ung thư phổi nếu không kịp thời điều trị sẽ cướp đi mạng sống của bất kỳ ai nếu mắc phải. Đứng trước sự nguy hiểm này, tầm soát ung thư là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta phòng tránh ung thư phổi.
2. Sàng lọc ung thư phổi – Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất
2.1. Tại sao nên tầm soát ung thư phổi?
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính vô cùng nguy hiểm, mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng số lượng người mắc “án tử” do căn bệnh này vẫn rất lớn. Ước tính, số lượng bệnh nhân mắc ung thư phổi có khả năng sống sót sau 5 năm chỉ chiếm 16,8%, tức là cứ 10 người mắc ung thư phổi thì sau 5 năm chỉ còn 1 – 2 người sống sót.
Việc chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm giúp kịp thời điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng, việc sàng lọc ung thư phổi giúp ích lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên.
Ngoài ra, sàng lọc ung thư phổi từ sớm còn giúp người bệnh điều trị tận gốc và tiết kiệm chi phí. Phương pháp này còn giúp bạn phát hiện một số vấn đề bất thường khác bên cạnh ung thư phổi, nhờ vậy mà bạn cũng chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Tầm soát ung thư là việc làm quan trọng, các chuyên gia đều khuyến cáo rằng mỗi năm chúng ta nên tầm soát từ 1 – 2 lần để phòng tránh ung thư hiệu quả và bảo vệ sức khỏe chính mình.
Một số đối tượng nên tham gia sàng lọc ung thư phổi như:
– Những người từ 40 đến 75 tuổi.
– Người dưới 40 tuổi có người thân mắc ung thư phổi.
– Người thường xuyên hút thuốc lá.
– Người xuất hiện các triệu chứng như: Ho dai dẳng, khó thở, thường xuyên đau tức ngực.
2.2. Quy trình tầm soát ung thư phổi
Thông thường, quá trình sàng lọc ung thư phổi được thực hiện khá nhanh và đơn giản. Bao gồm:
– Bước 1: Khám lâm sàng. Đây là bước đầu tiên giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu của ung thư phổi. Ở bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra thể trạng và thu thập thông tin về tiểu sử bệnh lý của gia đình.
– Bước 2: Xét nghiệm máu và xét nghiệm chỉ điểm khối u.
– Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
Để quá trình thăm khám diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và thuận tiện nhất bạn nên liên hệ tới cơ sở y tế để được đặt lịch trước.
3. Những lưu ý khi tầm soát ung thư phổi
Sàng lọc ung thư phổi là việc làm quan trọng giúp người thăm khám bảo vệ sức khỏe chính mình. Tuy nhiên trước khi thực hiện việc này bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
– Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện một số xét nghiệm máu.
– Mặc đồ thoải mái và rộng rãi để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi nhất.
– Chuẩn bị tiểu sử bệnh lý của bản thân và gia đình để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi khám lâm sàng.
– Để quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, hãy đặt lịch trước thông qua tổng đài.
– Lựa chọn địa chỉ trước khi thăm khám bởi không phải cơ sở nào cũng đáp ứng tốt dịch vụ tầm soát ung thư.
Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, thăm khám và tầm soát định kỳ là cách phòng tránh ung thư phổi tốt nhất. Đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé.