Khám sàng lọc ung thư phổi thực hiện bằng phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Thông thường các dấu hiệu ung thư phổi xuất hiện khi đã ở giai đoạn nặng. Ngay cả khi ung thư phổi gây ra các triệu chứng nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường khác. Khám sàng lọc ung thư phổi nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm – đây là “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh và cơ hội chữa khỏi bệnh được cao hơn.

1. Điều cần biết về khám sàng lọc ung thư phổi

1.1. Vì sao nên khám sàng lọc ung thư phổi sớm?

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng của người mắc bệnh. Bởi căn bệnh này rất hiếm khi gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu và các trường hợp phát hiện đều ở giai đoạn cuối. Nếu ung thư phổi được phát hiện sớm, khi khối u còn nhỏ và chưa lây lan rộng thì khả năng điều trị bệnh thành công sẽ cao hơn.

Thông thường các triệu chứng của ung thư phổi không xuất hiện cho tới khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy mà nếu phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh lên tới 70%. Ngược lại nếu phát hiện bệnh muộn thì khả năng điều trị bệnh sẽ rất thấp, tỷ lệ sống chỉ khoảng 5%.

Để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khám tầm soát ung thư phổi là phương pháp hiệu quả nhất. Sàng lọc ung thư phổi giúp phát hiện, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu ngay khi bệnh chưa gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong quá trình sàng lọc, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp khác nhằm phát hiện những tế bào phát triển bất thường.

Sàng lọc ung thư phổi sẽ giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh cao, kéo dài thời sống, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Khám sàng lọc ung thư phổi

Khám tầm soát ung thư phổi sẽ giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

1.2. Dấu hiệu nào cho thấy bạn nên đi khám sàng lọc ung thư phổi

Dù những trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu trước khi di căn. Tuy nhiên cơ thể vẫn sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường bạn nên biết để thực hiện khám tầm soát ung thư phổi như:

– Khó thở: Nhiều bệnh nhân ung thư phổi có dấu hiệu thay đổi nhịp thở do đường thở bị thu hẹp hay có chất lỏng tích tụ trong ngực vì có khối u.

– Ho ra máu: Một số người bệnh sẽ gặp tình trạng ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không rõ nguyên nhân bạn nên gặp bác sĩ sớm.

– Đau ngực: Khi ung thư phổi di căn đến thành ngực, gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở lưng, ngực, vai. Các cơn đau sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh ho, cười hoặc hít thở sâu. Các cơn đau sẽ liên tục hoặc có thể âm ỉ thi thoảng mới xảy ra.

– Khàn giọng: Triệu chứng này là dấu hiệu của cảm lạnh thông thường và sẽ biến mất sau khoảng thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần thì nên lưu ý bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp bất thường.

– Sụt cân: Nếu bạn sụt cân không chủ đích thì có thể bạn đang gặp bất thường nghiêm trọng tới sức khỏe, có thể là ung thư phổi. Nếu bạn ăn uống không ngon miệng thì nguy cơ mắc ung thư càng lớn do khối u làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể.

– Thường xuyên bị nhiễm trùng: Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dẫn tới các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi…

– Bất thường ở các mô vú: Dấu hiệu này thường xuất hiện ở nam giới. Nguyên nhân là do các tế vào bệnh ung thư kích thích việc tiết nội tiết tố một cách bất thường.

dấu hiệu nên sàng lọc ung thư phổi

Một số người bệnh sẽ gặp tình trạng ho ra máu nếu khối u gần với phế quản

2. Các phương pháp trong khám sàng lọc bệnh lý ung thư phổi

Trong quá trình khám tầm soát ung thư phổi, bạn sẽ được tiến hành kiểm tra cơ thể bằng một số phương pháp dưới đây:

2.1. Chụp X-quang phổi

Gần như các khối u phổi xuất hiện trên tia X dưới dạng một khối màu trắng. Tuy nhiên, phương pháp chụp X-quang không thể đưa ra các chẩn đoán chính xác bởi không thể phân biệt được giữa ung thư và các tình trạng khác.

phương pháp sàng lọc ung thư phổi

Chụp X-quang phổi được thực hiện nhanh chóng và không gây khó chịu cho người bệnh

2.2. Chụp CT lồng ngực

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh y khoa sử dụng tia X quét theo chiều cắt ngang của lồng ngực. Thông qua đó sẽ cho ra kết quả chụp cắt lớp ở các góc độ khác nhau của phổi, giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh liên quan đến lá phổi như ung thư, khối u, khối viêm… Xác định được chính xác các vị trí, kích thước của các khối u trong phổi.

Chụp CT phổi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, không gây cảm giác đau hay bất tiện gì tới người bệnh.

2.3. Nội soi phế quản

Đây là một phương pháp nhằm quan sát bên trong phổi. Phương pháp này được thực hiện với một ống nội soi phế quản có gắn đèn và camera nhỏ ở đầu.

Phương pháp này có thể được sử dụng để đánh giá vị trí bất thường  trên phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Bất kỳ vị trí bất thường nào trong đường dẫn khí qua nội soi phế quản đều có thể được tiến hành sinh thiết để xác định xem có phải tế bào ung thư hay không.

2.4. Sinh thiết phổi

Các mẫu tế bào tại phổi được lấy ra trong quá trình nội soi sẽ được xét nghiệm nhằm xác định có mắc bệnh hay ung thư tại phổi hay không.

Phương pháp giúp đánh giá chính xác các bất thường xuất hiện trên kết quả chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính.

Với mong muốn được đáp ứng được các nhu cầu thăm khám của khách hàng, các cơ sở y tế đã triển khai dịch vụ tầm soát ung thư trọn gói. Để các kết quả sàng lọc ung thư phổi được chính xác nhất, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện thăm khám.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là một trong những địa chỉ được khách hàng gần xa tin tưởng lựa chọn nhất. Sở hữu đội ngũ bác sĩ chất lượng với trình độ chuyên môn cao, nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn, giúp “bắt trọn” mầm mống bệnh. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc công nghệ cao giúp các kết quả thăm khám chính xác tối đa. Ngoài ra, không gian thăm khám tại đây rất rộng rãi, khang trang giúp khách hàng luôn có trải nghiệm thoải mái và tốt nhất.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về khám tầm soát ung thư phổi và một số lưu ý về dấu hiệu có thể có của bệnh. Mong rằng mọi người sẽ chủ động hơn trong việc thăm khám để giúp phòng tránh ung thư và bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital