Rối loạn kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của chị em phụ nữ không ổn định. Không chỉ khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, rối loạn kinh nguyệt còn khiến cho sinh hoạt và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Bên cạnh điều trị, chị em cũng nên biết rõ rối loạn kinh nguyệt ăn gì để cơ thể khỏe mạnh?
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe chị em
1.1. Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện đặc trưng của việc chu kỳ kinh nguyệt đang không ổn định, bất thường. Cụ thể, người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thường có số ngày hành kinh và lượng máu kinh chênh lệch rõ rệt với chu kỳ bình thường, có thể là ngày hành kinh dài hơn hoặc ít hơn, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít,…
Rối loạn kinh nguyệt có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh lý, sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Đây cũng là vấn đề của chị em ở các độ tuổi khác nhau.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt giúp người bệnh phần nào phán đoán được nguyên nhân bệnh do yếu tố cơ năng hay thực thể. Trong đó, những biểu hiện rõ ràng nhất gồm:
– Chu kỳ kinh: Chu kỳ kinh có thể quá 35 ngày (kinh thưa) hay dưới 22 ngày (kinh mau). Thậm chí, nhiều phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
– Lượng máu kinh: Lượng máu kinh trung bình mà một người phụ nữ mất đi trong 1 chu kỳ kinh nguyệt là 50 đến 150ml. Nếu lượng máu kinh vượt khỏi ngưỡng này, tình trạng đó gọi là cường kinh, rong kinh. Ngược lại, lượng máu kinh được đẩy ra quá ít, tình trạng đó được gọi là thiểu kinh.
Bên cạnh đó, nếu máu kinh có kết cấu đặc biệt hoặc màu sắc lạ, đây cũng là biểu hiện của việc bị rối loạn kinh nguyệt.
– Xuất hiện những cơn đau: Đau bụng kinh, đau lưng, đau tức ngực,… cũng là những biểu hiện được liệt kê khi người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Tùy vào mức độ, vị trí cơn đau, người bệnh có thể đoán được bản thân bị rối loạn kinh nguyệt do sinh lý hay do bệnh lý. Tuy nhiên, phần lớn những biểu hiện này thường gắn với bệnh lý về sức khỏe sinh sản như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm mạc nội tử cung,…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phái đẹp. Để tiện cho việc theo dõi và điều trị, các bác sĩ chuyên khoa phân loại các nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thành nguyên nhân cơ năng và nguyên nhân thực thể.
Nguyên nhân cơ năng thường xuất phát từ sự thay đổi sinh lý, cụ thể là những bất thường về nồng độ estrogen và progesterone ở mỗi giai đoạn thay đổi của người phụ nữ. Những giai đoạn mà chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt: Tiền mãn kinh, sau sinh, bước vào tuổi dậy thì, sau khi thực hiện các phương pháp điều trị, thủ thuật liên quan tới buồng trứng, tử cung.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, vận động, thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc nội tiết, thuốc tránh thai,… cũng gây ảnh hưởng và khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt cơ năng.
Nguyên nhân thực thể xuất phát từ những bệnh lý mà người phụ nữ dễ gặp phải như polyp buồng tử cung, cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, quá sản nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
Ngoài ra, các bệnh lý thuộc hệ nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt.
1.2. Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, cuộc sống của chị em?
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ là vấn đề gây nên sự khó chịu mà còn là tình trạng có thể đe dọa sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống chị em nếu tiếp tục kéo dài.
– Thiếu máu: Tình trạng kinh nguyệt rối loạn, biểu hiện qua các dạng như rong kinh, cường kinh sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, da dẻ xanh xao, tim đập nhanh, thở gấp,… Nếu điều này kéo dài, sức khỏe của người bệnh sẽ thường xuyên ở trạng thái không ổn định, dần gây hại cho cơ thể.
– Nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh không đều, máu kinh ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường âm đạo, âm hộ, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa dễ dàng phát triển. Từ đó, chị em dễ gặp các bệnh như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng.
– Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Rối loạn kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng. Việc này làm cho việc chủ động mang thai tự nhiên của chị em khó khăn hơn bình thường. Thậm chí, nhiều trường hợp kinh nguyệt không đều còn làm giảm chất lượng tinh trùng, cản trở quá trình thụ tinh.
– Ảnh hưởng đến chuyện “vợ chồng”: Quan hệ tình dục khi bị rối loạn kinh nguyệt có thể làm tăng khả năng, nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh phụ khoa. Ngoài ra, việc này còn phần nào ảnh hưởng tới cảm xúc khi chị em “ân ái” cùng chồng.
– Ảnh hưởng tới sắc đẹp, nhan sắc: Estrogen và progesterone là những hormone ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của phái đẹp. Việc bị rối loạn kinh nguyệt cho thấy những hormone này có nồng độ và được phân bổ không đều, từ đó dẫn tới nhiều vấn đề về da, tóc, khiến chị em “xuống sắc”.
– Bệnh lý nguy hiểm: Rất nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài thể hiện chị em đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm loét vòi trứng, ung thư buồng trứng,… Vậy nên, việc thăm khám và theo dõi thường xuyên tình trạng này là rất quan trọng.
2. Chị em rối loạn kinh nguyệt ăn gì để cải thiện sức khỏe?
Bên cạnh việc lưu ý đến các triệu chứng, thường xuyên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chị em cũng nên cân nhắc lại về chế độ ăn uống, bổ sung thêm những thực phẩm có khả năng cải thiện được tình trạng sức khỏe khi bị rối loạn kinh nguyệt.
2.1. Chị em rối loạn kinh nguyệt ăn gì? Ngải cứu
Ngải cứu là một trong những dược liệu xuất hiện nhiều ở miền Bắc nước ta. Ngải cứu có vị đắng, tính ấm nên có khả năng tác động vào khí huyết. Còn theo phân tích y học hiện đại, ngải cứu chứa hàm lượng tinh dầu khá lớn, giúp cải thiện tình trạng mất máu, thiếu máu do rong kinh, cường kinh, cải thiện đau bụng kinh, giúp cho ngày “đèn đỏ” trở nên nhẹ nhàng hơn…
2.2. Tinh bột nghệ
Đây là một trong những loại gia vị thường được sử dụng, cũng là vị thuốc được biết tới với công dụng chính là chống viêm, cải thiện các cơn đau.
Với thành phần hoạt tính gồm curcumin và curcuminoids, tinh bột nghệ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý, gây ra những cơn đau
2.3. Chị em rối loạn kinh nguyệt ăn gì? Quế
Với tính ấm, vị ngọt đắng, quế được áp dụng rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh và còn được sử dụng như một loại gia vị chế biến món ăn. Quế có khả năng điều tiết kỳ kinh, hỗ trợ lưu thông máu ở tử cung, giúp đường trong máu giữ ở mức ổn định,… vì vậy cần thiết đưa vào những thực phẩm mà người bệnh rối loạn kinh nguyệt cần bổ sung.
2.4. Rối loạn kinh nguyệt ăn gì ? Đu đủ xanh
Thành phần chính là chất papain – chất kích thích quá trình co thắt tử cung và điều tiết máu đến nuôi dưỡng tử cung, đu đủ xanh trở thành món ăn được nhiều chị em lựa chọn. Với loại quả này, chị em có thể học nấu nhiều món ăn để có được những bữa ăn phong phú, hấp dẫn hơn.
2.5. Rau mùi tây
Rau mùi tây có nhiều chất giúp điều tiết hormone, cải thiện quá trình lưu thông máu tới tiểu khung, từ đó kích thích quá trình tái tạo của niêm mạc tử cung. Ăn nhiều rau mùi tây còn giúp chị em có thể giảm đau, thúc đẩy thời gian hành kinh diễn ra nhanh và dễ dàng.
2.6. Rối loạn kinh nguyệt ăn gì? Dứa
Loại quả này có chứa enzym bromelain, có khả năng kích thích sự bong tróc của tế bào ở thành tử cung, từ đó giúp cải thiện thời gian hành kinh, lượng máu kinh và giảm đau. Hơn nữa, chị em còn có thể tăng cường số lượng hồng cầu và bạch cầu, giúp đẩy mạnh tốc độ hồi phục sau khi trải qua kỳ kinh nguyệt.
2.7. Ưu tiên rau củ
Những loại rau củ chứa nhiều khoáng chất cần thiết và chất sắt sẽ giúp cải thiện quá trình rong kinh, cường kinh gây thiếu máu. Đồng thời, một số trái cây chứa estrogen như dưa leo, chà là,… đều là những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện sức khỏe và điều trị kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Trên đây là những thông tin về việc rối loạn kinh nguyệt ăn gì. Chị em có thể tham khảo để có thêm tư liệu trong việc cải thiện, xây dựng chế độ ăn uống cho bản thân. Đồng thời, ăn uống đúng cách cũng giúp hạn chế được những ảnh hưởng xấu mà rối loạn kinh nguyệt mang lại.