Phòng bệnh viêm xoang ở trẻ iện tượng viêm nhiễm vi sinh vật

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thông thường, ở trẻ khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt). Càng lớn lên, các xoang khác cũng phát triển dần. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Vì thế cần có biện pháp phòng bệnh viêm xoang ở trẻ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

1. Triệu chứng viêm xoang ở trẻ 

1.1. Đối với bệnh viêm xoang cấp tính

Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.

Khi bị viêm xoang, trẻ thường có dấu hiệu sốt, chảy nước mũi, hắt hơi...

Khi bị viêm xoang, trẻ thường có dấu hiệu sốt, chảy nước mũi, hắt hơi…

Trẻ lớn có thể có đau đầu nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.

1.2. Đối với bệnh viêm xoang mạn tính

Các triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái phát nhiều lần trong một năm.
Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng có thể gây nên một số biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng (đối với các trẻ đã lớn luôn cảm nhận được).

Cha mẹ cần đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh

Cha mẹ cần đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh

Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.
Vì thế, khi nghi trẻ bị viêm xoang, cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.

2. Phòng bệnh viêm xoang ở trẻ

Viêm xoang ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh viêm xoang cha mẹ nên áp dụng những cách sau đây:
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn, hạn chế ngoáy mũi khi tay bẩn.
– Chữa trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng và đường hô hấp cho trẻ, tránh để bệnh tái phát nhiều lần gây viêm xoang.

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ và tạo cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng bệnh viêm xoang

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ và tạo cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng bệnh viêm xoang ở trẻ

– Rửa mũi cho trẻ, hút đờm bằng dụng cụ hút để trẻ cảm thấy dễ chịu và không nuốt đờm.
– Tuyệt đối không nên nhỏ mũi cho trẻ bằng những loại thảo dược có mùi hắc và mạnh vì chúng có thể làm bỏng niêm mạc xoang mũi của trẻ.
– Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày để làm loãng dịch tiết, giúp dịch tiết đào thoát dễ dàng hơn.
– Tốt nhất khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm xoang, cha mẹ nên đưa trẻ tới các bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để điều trị kịp thời. Tránh tự mua thuốc chữa tại nhà hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi ảnh hưởng đến bệnh của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital