Hiện nay, để phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm thì các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp nội soi vòm họng là một ví dụ điển hình. Vậy thực hiện nội soi vòm họng có đau không? Quy trình được thực hiện kỹ thuật này như thế nào? Câu trả lời sẽ được tiết lộ qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nội soi vòm họng là gì?
Nội soi vòm họng là một kỹ thuật sử dụng ống nội soi chuyên dụng để soi các cơ quan như vòm họng và một phần của mũi. Ống nội soi bao gồm một đầu vát thay đổi từ 0-75 độ để dễ dàng di chuyển ống khi nội soi. Đầu ống nội soi có độ mềm cao, được gắn camera, đèn chiếu để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được những tổn thương bên trong khi nội soi.
Hình ảnh nội soi sẽ được chiếu trên màn hình lớn để bác sĩ cũng như người khám có thể dễ dàng theo dõi trong quá trình nội soi. Do đó phương pháp này được cho là một kỹ thuật chẩn đoán bệnh có độ chính xác cao.
2. Khi nào nên nội soi vòm họng? Ai được chỉ định thực hiện kỹ thuật này?
Tùy theo những triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp trên. Các trường hợp đó bao gồm:
– Những người thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở.
– Trường hợp bị viêm xoang mạn tính.
– Thường xuyên chảy máu cam (chảy máu mũi).
– Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng cần thực hiện nội soi họng.
– Đau họng khi nuốt, khó nuốt khi ăn hoặc uống.
– Đau họng liên tục không thuyên giảm.
– Nghi ngờ có khối u, dị vật ở trong mũi hoặc cổ họng.
– Nội soi nhằm theo dõi sau khi phẫu thuật vòm họng hoặc điều trị nội khoa.
Hiện nay vẫn chưa có trường hợp chống chỉ định thực hiện nội soi cổ họng. Tuy vậy, nhưng người từng có tiền sử rối loạn đông máu, hiện đang dùng thuốc chống đông máu cần cẩn thận khi thực hiện phương pháp này để tránh bị chảy máu trong quá trình nội soi. Ngoài ra, những người bị mắc bệnh tim mạch cũng nên thông báo trước cho bác sĩ trước khi thực hiện nội soi cổ họng để có những biện pháp xử lý kịp thời.
3. Nội soi phát hiện bệnh lý vòm họng có đau không?
Trước khi thực hiện nội soi họng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc xịt gây tê hoặc viêm ngậm có công dụng tương tự để gây tê phần họng và mũi. Điều này sẽ giúp cho người khám không cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện nội soi.
Bác sĩ chỉ tiến hành nội soi khi thuốc tê có tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào miệng, từ đầu lưỡi đến sâu vào trong vòm họng để quan sát, đánh giá và ghi nhận những bất thường có trong vòm họng.
Nhìn chung, nội soi cổ họng thường sẽ không đau nếu như người khám ngồi yên và không di chuyển nhiều, một phần cũng do tác dụng của thuốc tê. Do đó, sau khi nội soi xong và thuốc tê đã hết tác dụng thì người khám có thể cảm thấy khó chịu và một chút rát ở cổ họng trong vòng từ vài giờ đến 1 ngày. Đây là một biểu hiện bình thường và có thể tự lành nên nếu sau khi thực hiện nội soi, người khám có những biểu hiện trên thì không cần quá lo lắng.
4. Quy trình thực hiện nội soi vòm họng
Quy trình nội soi cổ họng hay vòm họng diễn ra rất nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian:
4.1. Trước khi nội soi vòm họng
Trước khi tiến hành nội soi họng, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và đánh giá xem người khám có đủ điều kiện để thực hiện được nội soi hay không. Khi có chỉ định nội soi, người khám chỉ cần vào phòng nội soi mà không cần chuẩn bị bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nếu như người khám đang uống thuốc điều trị thì cần phải báo cho bác sĩ để bác sĩ xem xét có thể thực hiện nội soi hay không.
Trước khi thực hiện soi, nhân viên y tế sẽ sát khuẩn tay và ống nội soi, đeo găng tay cùng khẩu trang y tế, sau đó hướng dẫn người bệnh đến vị trí cần thực hiện nội soi và điều chỉnh tư thế ngồi sao cho hợp lí.
Lưu ý trước khi nội soi là nếu người khám là trẻ em thì cần phải có phụ huynh hoặc người thân đi cùng để giữ bé. Bởi trẻ em sẽ rất dễ hoảng loạn và có thể cử động mạnh, né tránh khi bác sĩ tiến hành đưa ống soi vào sâu bên trong.
4.2. Thực hiện nội soi vòm họng
Khi nội soi cổ họng hay vòm họng, người khám sẽ được giữ ở tư thế ngồi thẳng, hai chân tạo 1 góc 90 độ so với mặt đất.
Bác sĩ sẽ đặt vào mũi của bệnh nhân một đoạn ngắn bông gòn tẩm thuốc co mạch và thuốc tê. Sau 5 đến 10 phút đoạn bông gòn sẽ được lấy ra. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi chuyên dụng có gắn camera ở đầu vào bề mặt lưỡi của người bệnh, từ đó hướng sâu vào trong vòm họng.
Ống nội soi đi đến đâu, bác sĩ sẽ có thể quan sát tình hình của mọi cơ quan từ bề mặt lưỡi, lưỡi gà, amidan, eo họng đến xoang lê 2 bên, thanh môn, đáy lưỡi thanh nhiệt, dây thanh và sụn phễu,….
Trong suốt quá trình nội soi cổ họng, người khám cần ngồi yên, tránh cử động nếu không ống nội soi có thể chạm vào thành họng, gây tổn thương cho họng. Sau khi bác sĩ cẩn thận quan sát tình hình của người khám, bác sĩ sẽ chụp lại hình ảnh, lưu lại và cho ra kết quả.
4.3. Đọc kết quả
Sau khi nội soi hoàn tất, nhân viên y tế sẽ vệ sinh ống nội soi và cùng lúc đó sẽ hướng người khám dẫn vệ sinh họng. Hình ảnh nội soi sẽ được trả ngay sau khi nội soi nên người khám sẽ không cần phải chờ đợi lâu, tránh mất thời gian.
Nếu kết quả nội soi có bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm 1 số phương pháp chẩn đoán khác để xác định chính xác tình trạng của người khám.
Nội soi vòm họng được thực hiện rất nhanh chóng và không cầu kỳ. Tuy nhiên, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có kỹ thuật và kinh nghiệm cao để tránh những tổn thương cho người khám trong quá trình nội soi. Do đó, bác sĩ có tầm vai trò rất quan trọng trong quy trình nội soi cổ họng. Nếu như bạn đang tìm kiếm địa chỉ y tế phù hợp với điều kiện trên thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là cơ sở y tế lý tưởng dành cho bạn. TCI không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi với hơn 30 năm kinh nghiệm và trang thiết bị được sử dụng tại đây đều là những máy móc tiên tiến hiện đại, nhân viên y tế thân thiện, tận tâm chăm sóc khách hàng như người nhà. Thu Cúc TCI đảm bảo mọi buổi thăm khám đều là những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Trên đây là nhưng thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi được đặt ở đầu bài. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thếm kiến thức về phương pháp nội soi, cụ thể là nội soi vùng họng.