Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, lấy sỏi nhanh chóng qua đường sau phúc mạc ra ngoài. Giúp hạn chế đau, vết thương nhanh liền hơn phương pháp mổ hở thông thường. Tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp, gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu. Sự tắc nghẽn sẽ gây tăng áp lực lên thận, làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Tại Việt Nam tỉ lệ mắc sỏi tiết niệu ước tính khoảng 8% – 12% dân số.
Sỏi được hình thành chủ yếu ở thận, theo dòng tiểu tới các vị trí khác của đường tiết niệu. Hay gặp sỏi ở vị trí thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…
Nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu
Nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận chưa rõ ràng. Có nhiều giả thuyết giải thích cho tình trạng này. Sỏi có thành phần cấu tạo chứa canxi oxalat, canxi photphat, struvite, axit uric và cystine. Sỏi thận do các tinh thể canxi oxalat gắn kết lại với nhau hình thành tinh thể. Sỏi thận theo dòng nước tiểu chảy xuống theo đường dẫn niệu quản. Khi viên sỏi nhỏ, thì bệnh nhân không cảm nhận được. Khi kích thước viên sỏi đạt 4 – 5 mm, dễ bị mắc kẹt tại các đoạn hẹp của niệu quản. Đặc biệt là vùng bắt chéo với động mạch chậu trước khi dẫn vào bàng quang. Khi sỏi nhỏ, có thể theo dòng nước tiểu đi ra ngoài một cách tự nhiên. Nhưng kích thước to thì phải tán sỏi hoặc can thiệp phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.
Phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi như thế nào?
Phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi là phương pháp can thiệp mở bể thận, nhằm mục đích lấy sỏi nội soi qua đường sau phúc mạc. Sỏi bể thận lúc này sẽ được lấy ra ngoài qua lỗ Trocar.
Phương pháp này được ưu tiên áp dụng với những trường hợp bị sỏi niệu quản đoạn 1⁄3 trên, sỏi ở bể thận. Các trường hợp những phương pháp khác như tán sỏi ngoài cơ thể hay tán sỏi nội ngược dòng bằng ống soi bán cứng hay ống soi cứng không thành công cũng có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi. Phương pháp này ít xâm lấn, vết mổ rất nhỏ nên rất ít đau, hầu như không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Những trường hợp được chỉ định nội soi sau phúc mạc lấy sỏi
Một số trường hợp, sẽ được ưu tiên chỉ định để nội soi sau phúc mạc lấy sỏi như:
- Sỏi đường kính trên 2cm, nằm trong bể thận trung gian, sỏi bể thận đơn thuần, sỏi đài thận, sỏi bể thận ngoài xoang.
- Bệnh nhân có hẹp khúc bể thận – niệu quản hoặc hẹp niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ dưới, phẫu thuật nội soi nhằm lấy sỏi và kết hợp tạo hình bể thận- niệu quản hẹp.
- Sỏi ở vị trí niệu quản 1⁄3 trên, đoạn thắt lưng.
- Lấy sỏi lần đầu
- Sỏi có kích thước lớn, tán sỏi nội soi hay tán sỏi ngoài cơ thể không được có hiệu quả thì áp dụng phương pháp này.
Chống chỉ định nội soi sau phúc mạc lấy sỏi
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi chống chỉ định với một số trường hợp không được áp dụng như:
- Chống chỉ định gây mê nội khí quản đối với một số bệnh nhân có bệnh lý nền như: Bệnh mạch vành, suy tim, tâm phế mạn.
- Sỏi nằm trong bể thận, nhưng ở vị trí trong xoang thận.
- Bệnh nhân bị chít hẹp đường tiết niệu dưới sỏi do một số vấn đề như: viêm xơ hóa sau phúc mạc, hẹp niệu quản, u niệu quản, lao tiết niệu…
- Bệnh nhân bị dị dạng hệ tiết niệu như: niệu quản phình to hay có hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản.
- Đánh giá tình trạng có hiện tượng thận ứ nước mất chức năng do sỏi bể thận (ví dụ thận ứ nước độ IV và chức năng thận giảm 10%) thì không áp dụng.
- Bệnh nhân có tiền sử can thiệp vào khoang sau phúc mạc cùng bên như: từng mổ tạo hình bể thận – niệu quản, lấy sỏi thận, bể thận, niệu quản…
- Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn tại thành bụng, hệ tiết niệu …chưa được điều trị thì cũng không được áp dụng phương pháp này. Phải giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn trước khi tiến hành bất cứ thủ thuật tán sỏi nào trên cơ thể.
Cần theo dõi những gì trong và sau khi nội soi
Đối với trường hợp bệnh nhân áp dụng phương pháp nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, trong quá trình mổ cần theo dõi liên tục về mạch, huyết áp động mạch, Sp02… chỉ số sinh tồn cơ bản nhất. Theo dõi huyết động, lượng máu mất trong quá trình thực hiện và lượng máu cần khi truyền.
Sau khi mổ xong, cần đặc biệt theo dõi lượng máu chảy sau mổ thông qua màu sắc nước tiểu, dịch rửa của ống thông niệu đạo, dẫn lưu vết mổ, tình trạng niêm mạc, xét nghiệm công thức máu sau mổ… theo dõi tình trạng huyết động.
Theo dõi dịch chảy ra của ống dẫn lưu sau phúc mạc, số lượng màu sắc tính chất của dịch chảy ra. Nếu phát hiện rò nước tiểu trên 50ml/ngày, kéo dài cần can thiệp của bác sĩ.
Tai biến có thể gặp trong và sau phẫu thuật
Trong phẫu thuật có thể gặp những tai biến sau:
Rách phúc mạc:
Do quá trình mổ, chọc Trocar hoặc khi phẫu tích làm rách phúc mạc. Trường hợp này cần đặt thêm Trocar để đẩy phúc mạc hoặc khâu lại phúc mạc bị rách. Trường hợp phúc mạc bị rách rộng, không thể khâu lại được.Thì cần phải mở rộng phúc mạc, chuyển thành nội soi qua phúc mạc.
Rách màng phổi:
Có thể bị rách màng phổi, do Trocar cao sát bờ sườn hoặc phẫu tích chọc thủng cơ hoành làm rách luôn màng phổi. Trường hợp này cần khâu lại màng phổi, cơ hoành qua nội soi. Sau đó đặt dẫn lưu màng phổi hút liên tục. Nếu không thể tiếp tục mổ nội soi, thì phải chuyển sang mổ mở.
Chảy máu
Chảy máu ở nhiều vị trí, gây tổn thương tĩnh mạch chủ dưới, động – tĩnh mạch thận, tĩnh mạch sinh dục, do phẫu tích hoặc tuột clip kẹp mạch máu. Để hạn chế mất máu, cần chuyển qua mổ mở, để cầm máu, nếu không xử lý được nhanh chóng.
Tổn thương tạng khác
Trong quá trình mổ có thể gây tổn thương cho: Tá tràng, đại tràng, ruột non… Nguyên nhân có thể do Trocar, phẫu tích, đốt điện chọc sai vị trí. Trường hợp này cũng chuyển sang mổ mở để xử trí vị trí tổn thương.
Chuyển mổ mở khó khăn
Một số trường hợp dính tai biến trong quá trình thực hiện, cần mổ mở để giải quyết. Tuy nhiên, có một số vấn đề bệnh lý khác như: bất thường mạch thận, viêm xơ dính quanh bể thận, sỏi bể thận di chuyển vào các đài thận không lấy được, mất máu…
Một số tai biến có thể gặp sau phẫu thuật như:
Chảy máu sau phúc mạc nhiều
Trường hợp mất máu quá nhiều, máu ra theo túi dẫn lưu ra quá nhiều. Các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân bất thường, cần phải phẫu thuật lại ngay.
Tụ dịch, áp xe
Sau khi siêu âm, chụp CT phát hiện tụ dịch áp xe < 5cm dịch, áp xe lớn ở sâu phải chích dẫu lưu hoặc phẫu thuật mở làm sạch ổ áp xe, tránh nhiễm khuẩn.
Rò nước tiểu
Khi có hiện tượng rò nước tiểu sau mổ. Bạn cần được đặt dẫn lưu ống thông niệu đạo và điều trị nội khoa 1 – 2 tuần. Nếu vẫn tiếp tục bị rò, cần mổ lại đặt ống thông JJ hoặc can thiệp ngoại khoa khác.
Mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi là phương pháp mới, hiện đại trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Phương pháp này giúp người bệnh giảm bớt đau và lấy sỏi dễ dàng hơn. Tuy vậy, phẫu thuật cần được thực hiện ở những bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu, có đầy đủ chuyên môn và trang thiết bị. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín điều trị sỏi tiết niệu. Bên cạnh thực hiện các phương pháp phẫu thuật lấy sỏi, Thu Cúc còn sở hữu nhiều kỹ thuật điều trị sỏi hiện đại không phẫu thuật khác như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi ngược dòng bằng laser…vv
Để được tư vấn chi tiết, độc giả liên hệ 1900558892