Những triệu chứng và phương pháp điều trị khi bị sốt xuất huyết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần nhanh chóng vào viện thăm khám, để được theo dõi và điều trị một cách hiệu quả và kịp thời.

1. Thực trạng sốt xuất huyết hiện nay

Sốt xuất huyết năm nay đang diễn biến nguy hiểm với số ca bệnh tăng cao. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, diễn biến khó lường. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng tụt tiểu cầu gây xuất huyết não, viêm phổi nặng hay suy đa tạng…, nhất là ở người mắc bệnh lý nền.

Sốt cao và khó hạ là triệu chứng thường gặp khi bị sốt xuất huyết.

Sốt cao và khó hạ là triệu chứng thường gặp của sốt xuất huyết.

Bộ Y tế ghi nhận số ca sốt xuất huyết tại miền Bắc trong 8 tháng đầu năm tăng 125% so với cùng kỳ. Số ca mắc mới chủ yếu tập trung tại Hà Nội. Tăng cao trong tháng 6 và cao nhất trong ba tuần gần đây.

CDC Hà Nội tuần qua (từ 1-8/9) ghi nhận hơn 1.600 ca sốt xuất huyết tại 200 ổ dịch đang hoạt động tại 30 quận, huyện, thị xã. Con số này tăng 540 trường hợp so với tuần trước đó. Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, số ca sốt xuất huyết tiếp tục có xu hướng tăng so với tuần trước. Một số ổ dịch diễn biến kéo dài, xuất hiện thêm nhiều bệnh nhân. Theo dự báo của các chuyên gia, thời gian tới dịch vẫn còn tăng cao.

2. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là sốt), tại Việt Nam hay được gọi tắt là bệnh sốt xuất huyết. Biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra bởi Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào sẽ tạo ra kháng thể suốt đời với chủng virus đó. Vì vậy, những người sinh sống trong khu vực có dịch bệnh sẽ mắc sốt xuất huyết nhiều hơn một lần.

Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue thường xảy ra ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus dengue gây ra những biểu hiện lâm sàng khác nhau, tùy thuộc theo mỗi cá thể. Bệnh có thể biểu hiện như triệu chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết nặng và có khả năng dẫn đến tử vong. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần nhanh chóng vào viện thăm khám, để được theo dõi và điều trị một cách hiệu quả và kịp thời.

3. Sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi, không lây từ người qua người. Bệnh được lây truyền thông qua những vết đốt của muỗi vằn (Aedes Aegypti) mang virus Dengue. Khi muỗi vằn đốt người có mang virus sốt xuất huyết, virus này sẽ tồn tại trong muỗi vằn và lây lan khi muỗi vằn đốt người khác. Muỗi vằn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu ẩm và ấm áp. Chúng thường sẽ đốt vào ban ngày thay vì lúc rạng sáng hay đêm như các loại muỗi thông thường.

Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi.

Sốt xuất huyết lây truyền qua đường muỗi đốt.

4. Triệu chứng khi bị sốt xuất huyết cần thăm khám ngay

Khi bị mắc đúng loại virus gây bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp: Sốt xuất huyết biểu hiện ra ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

4.1. Triệu chứng thường gặp

Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Bắt đầu với triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị lây bệnh từ muỗi) và kèm theo những triệu chứng sau:

– Đau phía sau gáy

Đau lưng dưới

– Đau khớp và cơ bắp

– Sốt cao

– Phát ban

– Buồn nôn và ói máu

 4.2. Gây xuất huyết nội tạng

Người bệnh sẽ bị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày và xuất huyết tiêu hoá). Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây xuất huyết đường tiêu hoá sẽ có triệu chứng đau đầu dữ dội kèm sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh đi ngoài ra máu, phân đen hoặc nôn ra máu tươi. Trên da sẽ có đốm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái…

Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó phát hiện do triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ. Người bệnh có thể thấy sốt, đau đầu, tê chân, cánh tay, tê liệt nửa người. Sau đó là hôn mê, dẫn đến tử vong.

4.3. Hội chứng sốc dengue

Đây là thể nặng nhất của sốt xuất huyết. Hội chứng sốc dengue gồm toàn bộ những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể vừa cộng với triệu chứng co giật, huyết tương thoát khỏi mạch máu, phù não, hạ huyết áp. ..

Trường hợp này hay xảy ra ở người đã từng nhiễm bệnh trước đó. Khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với kháng nguyên virus, sau khoảng 2 – 5 ngày mắc bệnh thì bệnh sẽ có diễn biến nghiêm trọng. Bệnh này có thể gây tử vong nhanh.

5. Những phương pháp điều trị khi bị sốt xuất huyết

5.1. Điều trị bệnh viện nhà khi bị sốt xuất huyết

Khi phát hiện có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần nhanh chóng vào viện thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ theo dõi và điều trị các triệu chứng một cách hiệu quả và kịp thời.

Cần khám ngay khi có các triệu chứng bệnh.

Cần khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

5.2. Khi bị sốt xuất huyết nhẹ điều trị tại nhà

Một số trường hợp khi bị sốt xuất huyết nhẹ, sau thăm khám có thể được điều trị ngoại trú và sẽ tái khám đúng theo lịch hẹn. Cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị sốt xuất huyết đạt kết quả tốt nhất, cụ thể như sau:

– Nếu bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C, cần phải dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn điều trị, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được uống aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu.

– Nới lỏng quần áo hoặc thay quần áo thoáng mát nếu sốt cao.

– Khuyến khích uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước trái cây (nước bưởi, cam, quýt…) để cung cấp chất điện giải.

– Chế độ ăn trong ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá, cân đối dưỡng chất. Không nên sử dụng thức ăn và nước uống có màu sẫm. Tránh tình trạng gây nhầm lẫn với xuất huyết dạ dày).

– Nghỉ ngơi tại nhà, tránh hoạt động trong thời gian mắc sốt xuất huyết.

– Đảm bảo không khí môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ.

6. Phòng sốt xuất huyết

Trong giai đoạn dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, mỗi người cần lưu ý phòng bệnh sốt xuất huyết sớm để bảo vệ sức khỏe.

– Kiểm tra, phát hiện và tiêu diệt bọ gậy trong những vật dụng trữ nước sinh hoạt. Thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các dụng cụ trữ nước, thả cá nhằm diệt bọ gậy.

– Định kỳ thay nước ở các lọ hoa, rắc muối ăn hoặc thuốc diệt muỗi vào bát nước kê chân bàn, bể cá cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh….

– Loại bỏ những vật phế thải, hốc nước bừa bãi, lật úp những vật dễ tích nước không cần thiết, ngăn không cho muỗi đẻ trứng.

– Ngủ bỏ màn đề phòng muỗi đốt và mặc quần áo dài tay tránh muỗi.

– Sử dụng vợt muỗi, nhang muỗi, thuốc diệt muỗi, vợt bắt muỗi…. để phòng muỗi đốt, diệt muỗi.

– Tích cực phối hợp với cơ quan y tế tổ chức các đợt diệt muỗi/loăng quăng và các chiến dịch phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Người bệnh nếu sốt cao cần đến cơ sở y tế, để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị tại nhà.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital