Từ tuần 36, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Vì vậy, ở giai đoạn này, mẹ bầu cần hết sức lưu ý và sát sao với việc theo dõi từng cử động, từng vấn đề của con, chờ đợi tới ngày vượt cạn. Một trong những vấn đề mà các mẹ cần quan tâm là lịch khám thai từ tuần 36 trở đi.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai cụ thể từ tuần 36 trở đi
Từ tuần 36, thai nhi gần như đã phát triển toàn diện, ổn định chức năng, hoạt động của các cơ quan, bộ phận, các giác quan. Tốc độ tăng trưởng chậm lại, bé sẵn sàng chào đời qua ngả âm đạo của người mẹ. Các giác quan của bé lúc này cũng đã trở nên nhạy bén hơn. Xương, sụn, đặc biệt là các mảnh xương nhỏ ở hộp sọ còn khá mềm, giúp cho thai nhi có thể dễ dàng chui qua ngả âm đạo của mẹ. Hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch đã sẵn sàng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang cần thời gian để có thể hoàn toàn trưởng thành, ổn định.
Cũng từ tuần 36, thai phụ sẽ nhận thấy một vài biểu hiện đặc biệt như: Ra dịch âm đạo, tiểu nhiều, phù nề, mất ngủ,…
Bởi vậy, thời gian này, mẹ bầu cần thực hiện khám, kiểm tra thai kỳ thường xuyên để nắm rõ tần suất cử động của thai nhi, ngôi thai và các vấn đề có thể xảy ra. Quá trình theo dõi thai ở giai đoạn này cũng giúp mẹ có thể xác định chắc chắn phương pháp sinh nở nào phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của mình.
2. Lịch khám thai chi tiết từ tuần 36 trở đi và những lưu ý thai phụ cần biết
Theo dõi thai từ tuần 36, mẹ bầu có thể không còn quá nhiều mối lo như ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ nhưng cũng không vì thế mà có thể mang tâm lý chủ quan.
2.1. Chi tiết lịch khám thai từ tuần 36 trở đi
Bắt đầu từ khi bước vào tuần thai thứ 36, thai phụ sẽ thường xuyên phải thực hiện các buổi khám thai để nắm bắt tình hình của thai nhi, chuẩn bị tốt cho quá trình “vượt cạn” sắp tới. Cụ thể, thai phụ sẽ thực hiện khám thai mỗi tuần 1 lần, gồm các bước khám như: Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Sản, đo tim thai; kiểm tra các chỉ số sinh tồn như chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim; thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu; siêu âm kiểm tra các vấn đề ở thai nhi; tiến hành đo điện tim cho mẹ; đo monitor Sản khoa, theo dõi diễn biến nhịp tim của thai nhi, đánh giá cử động thai.
– Lịch khám thai từ tuần 36 – 37: Trong tuần thai này, thai nhi đã ổn định vị trí để sẵn sàng ra ngoài cũng như đã dần hoàn thiện về hình thái, chức năng của hầu hết các cơ quan, bộ phận. Thai phụ được tiến hành thực hiện:
Khám thai, trao đổi các thông tin về triệu chứng thường gặp với bác sĩ Sản khoa.
Khám với bác sĩ gây tê/gây mê để chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh.
Siêu âm thai, kiểm tra tình trạng thai, nhau thai, nước ối, vị trí.
Xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm phát hiện, sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B.
Xét nghiệm phân tích máu, xác định các thành phần có trong máu, các nguy cơ bệnh lý lây qua đường máu.
Theo dõi tim thai, cơn co tử cung bằng máy đo Monitor Sản khoa.
Điện tâm đồ cho thai phụ.
– Lịch khám thai từ tuần 38 – 39: Ở tuần thai này, thai nhi đã phát triển toàn diện ở vị trí thuận lợi và có thể ra ngoài. Nếu thời điểm chuyển dạ chưa tới, thai phụ cần thực hiện khám theo các bước sau đây để tiếp tục bám sát quá trình thai trong bụng mẹ:
Khám với bác sĩ gây tê/gây mê để chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh.
Siêu âm thai, kiểm tra tình trạng thai, nhau thai, nước ối, vị trí.
Xét nghiệm nước tiểu.
Theo dõi tim thai, cơn co tử cung bằng máy đo Monitor Sản khoa.
– Lịch khám thai từ 40 tuần trở lên: Nếu ở thời điểm này, mẹ vẫn chưa có cơn chuyển dạ thì cần thực hiện khám với bác sĩ chuyên khoa thường xuyên để nắm bắt tình hình. Thai phụ sẽ tiếp tục thực hiện các bước khám tại mốc tuần 38 – 39 của thai kỳ.
2.2. Những lưu ý cho thai phụ khi thực hiện lịch khám thai từ tuần 36 trở đi
Trong quá trình thực hiện những buổi khám thai từ tuần 36 đến khi chuyển dạ, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tuy các cử động của thai nhi đã dần giảm đi nhưng khi thấy cử động của thai không còn quá rõ ràng, các mẹ cần trao đổi cụ thể với bác sĩ và thực hiện theo những chỉ định cần thiết để kiểm tra.
– Chủ động theo dõi chỉ số huyết áp, nhịp tim mỗi ngày.
– Luôn để để bản thân cảm thấy thoải mái, được thư giãn tinh thần.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết theo tư vấn của bác sĩ, đặc biệt là canxi, vitamin, protein, chất xơ.
– Theo dõi kỹ các triệu chứng của chuyển dạ như rỉ ối, dịch âm đạo có màu hồng,…
– Lựa chọn địa chỉ uy tín, phù hợp để tiến hành theo dõi, quản lý thai kỳ.
Hiện tại, các mẹ bầu thường lựa chọn những địa chỉ có đội ngũ bác sĩ Sản khoa có chuyên môn, kinh nghiệm, có hệ thống trang thiết bị hiện đại để thực hiện khám thai theo dõi thai định kỳ. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cũng là một địa chỉ tin cậy được các mẹ tìm đến theo những tiêu chí đó.
Với dịch vụ Thai sản trọn gói, các mẹ còn được khám, theo dõi thai kỳ theo một lộ trình khoa học. Quá trình trước sinh, ngoài khám thai, mẹ còn được nhận bộ xét nghiệm tầm soát các biến chứng thai sản, giúp đánh giá tốt tình trạng thai nhi, đảm bảo an toàn cho mẹ trong cả thai kỳ.
Hệ thống trang thiết bị được đầu tư, hiện đại, cho kết quả chính xác như máy siêu âm 5D, máy đo Monitor, máy siêu âm Doppler, hệ thống xét nghiệm sử dụng robot tự động,… là “trợ thủ đắc lực” của các bác sĩ Sản khoa TCI trong quá trình đưa ra lời khuyên, tư vấn cho mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Về đội ngũ y bác sĩ, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm bởi họ đều là những người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực, được đánh giá cao về chuyên môn cũng như sự nhiệt tình với thai phụ.
Ở tuần thai thứ 36, ngoài khám thai định kỳ, các mẹ còn được làm hồ sơ sinh để hoàn tất các thủ tục cần thiết, sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Đi sinh, mẹ được hỗ trợ đầy đủ các phương pháp như tập bóng, hỗ trợ quá trình vượt cạn sinh thường, được áp da cùng con ngay sau sinh và tận hưởng những tiện ích tại phòng lưu viện.
Từ tuần 36, mẹ bầu đang tiến đến rất gần ngày sinh nở. Chính vì vậy, các mẹ cần phải thận trọng hơn, chú ý hơn và đặc biệt ghi nhớ lịch khám thai cụ thể từ tuần 36 trở đi.