Tầm soát ung thư phụ khoa cần được thực hiện định kỳ nhưng nhiều chị em phụ nữ lại chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của dịch vụ này. Vậy bạn cần phải biết những gì về chủ đề này, tất cả sẽ được giải đáp với bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin cơ bản về khám sàng lọc ung thư phụ khoa
Ung thư phụ khoa là cách gọi chung để chỉ bất kỳ loại ung thư xuất hiện ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Trong đó có các loại ung thư chính là: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư dạ con, ung thư âm đạo.
1.1. Đối tượng nào nên thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa?
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ung thư phụ khoa. Do đó, việc sàng lọc ung thư phụ khoa vẫn được khuyến khích tiến hành đối với tất cả chị em phụ nữ. Tuy vậy, các đối tượng có nguy cơ cao hơn sẽ cần phải thực hiện khám tầm soát sớm và thường xuyên:
- Nữ giới đã quan hệ tình dục.
- Người mắc bệnh phụ khoa, đã điều trị lâu ngày nhưng không khỏi.
- Người có gia đình đã có người mắc bệnh phụ khoa hoặc ung thư phụ khoa.
- Phụ nữ có những biểu hiện bất thường tại cơ quan sinh dục.
Đặc biệt, có một số loại ung thư phụ khoa phổ biến theo từng độ tuổi. Nếu không thể thực hiện tầm soát toàn diện, các bạn nên chủ động thực hiện các kiểm tra sàng lọc loại ung thư thường gặp ở độ tuổi của mình.
- Ung thư cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 trở lên.
- Ung thư buồng trứng phổ biến đối với phụ nữ trên 55 tuổi.
- Ung thư dạ con thường xảy ra đối với phụ nữ mãn kinh.
- Ung thư âm đạo dễ xảy ra với phụ nữ mãn kinh.
1. 2. Khi nào cần khám tầm soát ung thư phụ khoa?
Việc khám tầm soát bộ phận sinh dục ở nữ giới nên được thực hiện định kỳ hoặc ngay khi có những biểu hiện bất thường sau:
Âm đạo chảy máu bất thường
Nếu trong độ tuổi mãn kinh, nếu chảy máu âm đạo dù lượng máu chảy ra ít hay nhiều cũng nên đi khám ngay. Đối với phụ nữ chưa mãn kinh, nếu chảy máu âm đạo diễn ra giữa chu kỳ hoặc trong khi giao hợp thì cần đi khám để đánh giá nguy cơ ung thư.
Sút cân không rõ nguyên nhân
Trường hợp sút cân đột ngột (4 – 5kg) trong khi vẫn duy trì chế độ ăn uống hay luyện tập bình thường có thể là dấu hiệu của ung thư trong cơ thể.
Mệt mỏi triền miên
Đây là biểu hiện không thực sự rõ ràng nhưng nếu bạn cảm thấy rất mệt mỏi (trên 2 tuần) ngay cả khi giảm cường độ công việc mà không đỡ thì nên đi khám, tư vấn bác sĩ.
Tiết dịch âm đạo có biểu hiện lạ
Tiết dịch âm đạo có màu máu, sẫm màu hoặc có mùi tanh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
Đi tiểu liên tục
Nếu tự nhiên bạn phải đi vệ sinh liên tục hoặc muốn đi tiểu hay đại tiện thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nếu bạn cùng lúc cảm thấy chướng hơi, đầy bụng và đau bụng trên 2 tuần
Đau xương chậu hoặc vùng bụng
Bất kỳ dấu hiệu đau bất thường tại khu vực này nếu kéo dài hơn 2 tuần thì không thể xem thường và cần phải đi khám ngay.
Khó tiêu hoặc buồn nôn
Cùng với các dấu hiệu kể trên, nếu có thêm dấu hiệu khó tiêu hoặc buồn nôn kéo dài trên 2 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa.
Nhìn chung, quy trình kiểm tra sàng lọc ung thư phụ khoa cũng tương tự như khi bạn khám sức khỏe sinh sản. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng cách kiểm tra triệu chứng bất thường, tình trạng cơ thể, khai thác thông tin tiền sử bệnh lý của cá nhân và gia đình người bệnh.
3. Lưu ý khi khám sàng lọc ung thư phụ khoa
Cũng giống như khám sức khỏe thông thường, danh mục kiểm tra sàng lọc ung thư phụ khoa cần lấy mẫu máu phục vụ cho việc xét nghiệm. Do đó bạn nên thực hiện thăm khám vào buổi sáng để đảm bảo các chỉ số ổn định. Ngoài ra, bạn cần thực hiện những lưu ý sau:
- Thời gian thực hiện khám sàng lọc ung thư phụ khoa là 14 ngày sau khi hết kỳ kinh nguyệt.
- Không quan hệ tình dục trước khi thăm khám tối thiểu 1 – 2 ngày.
- Không thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư khi đang đặt thuốc âm đạo, kem bôi hoặc thuốc bôi âm đạo.
- Với xét nghiệm phết tế bào, bạn nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm vì thủ thuật này có thể khiến bạn cảm thấy hơi tức bụng và khó chịu.
- Có tỷ lệ nhỏ có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư. Do đó, khi phát hiện dương tính sau khi tầm soát, bạn cần bình tĩnh để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để khẳng định kết quả.
4. Có nên tiêm vaccine để chủ động phòng tránh ung thư phụ khoa?
Bên cạnh việc tầm soát ung thư định kỳ, bạn nên cân nhắc tiêm phòng vaccine để chủ động phòng tránh ung thư phụ khoa. Loại vaccine phổ biến để phòng tránh ung thư phụ khoa nói chung là vaccine HPV. Loại vaccine này có thể bắt đầu tiêm từ 11 tuổi và nên thực hiện trước khi 26 tuổi. Với những người từ 27 – 45 tuổi, bạn có thể cân nhắc tiêm vaccine sau khi trao đổi với bác sĩ để đánh giá về nguy cơ nhiễm trùng HPV. Bởi ở giai đoạn này, bạn có thể đã nhiễm virus HPV, việc tiêm thêm vaccine có thể không mang lại nhiều lợi ích, thậm chí là tạo điều kiện cho virus phát triển thêm.
Tỷ lệ người bị mắc bệnh phụ khoa và ung thư phụ khoa nói riêng vẫn đang gia tăng từng ngày, trở thành mối đe dọa sức khỏe và khả năng làm mẹ của phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức và quyết định chủ động sàng lọc ung thư phụ khoa nói riêng và tầm soát ung thư nói chung.