Những cách nhổ răng khôn tại các cơ sở nha khoa uy tín

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng khôn là một thuật ngữ phổ biến mà chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua. Để loại bỏ đi những bất tiện do loại răng này gây ra, bác sĩ đã chỉ định nhổ răng khôn. Vậy cách nhổ răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có đau không?

1. Thông tin về răng khôn

Răng khôn (răng số 8) là răng mọc cuối cùng khi cung hàm đã phát triển đủ răng. Loại răng này thường mọc trong giai đoạn 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọc răng khôn cũng cần nhổ.

Răng khôn sẽ được chỉ định nhổ trong các trường hợp sau:

– Răng khôn gây ra những biến chứng như đau đớn, u nang, nhiễm trùng tái phát nhiều lần.

– Giữa răng khôn và các răng số có khe giắt, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển từ các mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại.

– Răng khôn gây nên một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm: viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,….

– Răng khôn gây nên các bệnh lý toàn thân nguy hiểm.

– Người bệnh muốn nhổ răng khôn để có thể thực hiện thẩm mỹ răng.

Trường hợp giữa răng số 7 và răng khôn có khe giắt thì cần phải nhổ răng khôn để tránh tạo điều kiện cho cho vi khuẩn phát triển giữa khe hở 2 răng

Trường hợp giữa răng số 7 và răng khôn có khe giắt thì cần phải nhổ răng khôn để tránh tạo điều kiện cho cho vi khuẩn phát triển giữa khe hở 2 răng

Tuy nhiên, một số trường hợp sau bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng khôn:

– Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt bởi nướu hay mô xương, không gây biến chứng.

– Bệnh nhân mắc những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, rối loạn đông cầm máu, tim mạch….

– Răng khôn mọc liên quan đến những bộ phận khác như xoang hàm, dây thần kinh…

2. Tại sao mọc răng khôn cần nhổ?

Nếu răng khôn cần phải nhổ nhưng bạn không đến các cơ sở nha khoa để nhổ sớm thì những biến chứng sau có thể xảy ra:

2.1 Viêm lợi trùm răng khôn

Theo bác sĩ, đây là biến chứng phổ biến nhất mà người bệnh hay gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi những thức ăn bị bám lại ở phần giữa của lợi và răng khôn, khiến vi khuẩn phát triển dẫn đến lợi mưng mủ và sưng đau. Để giải quyết triệt để viêm lợi trùm răng khôn, bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị bằng thuốc khoảng 1 tuần, sau khi tình trạng viêm ổn định mới tiến hành nhổ răng khôn.

TÌnh trạng viêm lợi trùm cần được điều tra nội nha đến khi viêm ổn định mới có thể tiến hành nhổ răng khôn

Tình trạng viêm lợi trùm cần được điều tra nội nha đến khi viêm ổn định mới có thể tiến hành nhổ răng khôn

2.2 Viêm nướu, viêm nha chu hay sâu răng

Khi có khe giắt giữa răng khôn và các răng lân cận, vi khuẩn sẽ phát triển và gây những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2.3 Viêm mô tế bào

Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân sẽ có hiện tượng phồng má, căng da, khó khăn khi ăn uống và có cảm giác khá đau đớn. Nếu để viêm mô tế bào trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ xuất hiện khối sưng vùng dưới hàm, đường thở bị bít tắc và có nguy cơ tử vong.

2.4 Răng mọc chen chúc, mất thẩm mỹ

Khi cung hàm đã phát triển đủ, răng khôn mới bắt đầu mọc. Việc này dẫn đến hiện tượng răng khôn mọc chen chúc, xô lệch sang các răng đã mọc ổn định trước đó, làm lung lay, tiêu xương và thậm chí rụng răng. Hàm răng không chỉ mất đi tính thẩm mỹ mà còn gây nên các bệnh lý răng miệng khi cung hàm không đủ số răng.

Răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến răng số 7, thậm chí còn khiến răng số 7 bị rụng, khiến cho cung hàm lệch và mất thẩm mỹ

Răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến răng số 7, thậm chí còn khiến răng số 7 bị rụng, khiến cho cung hàm lệch và mất thẩm mỹ

3. Những cách nhổ răng khôn

3.1 Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống

Với cách nhổ răng khôn này, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ y tế đơn giản như dao rạch, kìm và bẩy để đưa răng khôn ra ngoài. Mặc dù có giá thành tương đối rẻ, tuy nhiên người bệnh sẽ khá mỏi vì phải há miệng lâu, hơn nữa có thể gây chảy nhiều máu, biến chứng nếu thực hiện ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng.

3.2 Nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome

Đây là cách nhổ răng khôn tân tiến nhất được sử dụng hiện nay. Mũi khoan siêu mỏng và mảnh sẽ nhẹ nhàng lấy răng khôn ra ngoài bằng cách bóc tách nướu dưới tác động của sóng siêu âm. Sau khi răng khôn đã được lấy ra, sóng siêu âm một lần nữa phát huy tác dụng tối đa trong việc khoá mạch máu để ngăn chặn khả năng sưng viêm.

4. Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn sẽ gây cảm giác hơi ê nhức ở 2 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu khi bác sĩ tách nướu và lấy răng khôn ra ngoài. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng đau đớn của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê. Bên cạnh đó, nếu lựa chọn nhổ răng khôn bằng phương pháp Piezotome thì bạn sẽ không gặp phải tình trạng đau đớn khi bóc tách nướu.

cách nhổ răng khôn

Bác sĩ tiến hành tiêm tê trước khi nhổ răng khôn để người bệnh không cảm thấy đau nhức và giúp bác sĩ thực hiện các thao tác dễ dàng hơn

– Giai đoạn thứ 2 bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi đau chính là giai đoạn sau khi nhổ răng khôn. Lúc này thuốc tê đã hết tác dụng, người bệnh sẽ gặp tình trạng ê nhức và có thể chảy máu nếu nhổ răng bằng phương pháp truyền thống. Với phương pháp Piezotome thì tình trạng này sẽ có triệu chứng nhẹ hơn nhiều và gần như là không có. Để giảm cảm giác đau nhức, người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc đã được bác sĩ kê, có chế độ chăm sóc và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách nhổ răng khôn để khách hàng có thể lựa chọn. Cần lưu ý, nhổ răng khôn không phải là một thủ thuật phức tạp tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital