Bị viêm lợi trùm phải làm gì? Các phương pháp điều trị viêm lợi trùm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm lợi trùm là bệnh lý răng miệng rất phổ biến khi người bệnh đang trong quá trình mọc răng khôn. Bị viêm lợi trùm không chỉ gây ra nhiều phiền toái, khó chịu trong quá trình sinh hoạt thường ngày mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết được viêm lợi trùm và điều trị bệnh lý này ra sao? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Định nghĩa của bệnh lý viêm lợi trùm. Dấu hiệu bị viêm lợi trùm là gì?

bị viêm lợi trùm

Trong quá trình mọc răng khôn, vùng lợi xung quanh trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm. Viêm lợi trùm là một trong những bệnh lý điển hình của quá trình mọc răng khôn.

Tình trạng viêm lợi trùm là khi phần lợi phía trong hàm bao phủ lên toàn bộ vị trí răng khôn khiến cho chiếc răng bị mắc kẹt và không thể tiếp tục mọc lên được. Đây là tình trạng rất phổ biến trong quá trình mọc răng khôn khoảng từ 18 – 25 tuổi.

Các dấu hiệu khi bị viêm lợi trùm:

– Vùng lợi ở vị trí răng khôn bị viêm sưng to khó chịu, nhiều trường hợp vùng sưng viêm có cả mủ

– Viêm lợi trùm có khả năng gây ốm sốt cho người bệnh, thậm chí mọc hạch ở vùng cổ.

– Việc ăn nhai thông thường gặp nhiều khó khăn, đau buốt

– Răng trở nên nhạy cảm, đặc biệt khi ăn các đồ quá nóng hoặc quá lạnh

– Viêm lợi trùm có thể tái phát nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời.

2. Các nguyên nhân khiến răng khôn bị viêm lợi trùm

Như đã nói ở trên, viêm lợi trùm là tình trạng viêm nhiễm phổ biến khi răng khôn đang mọc. Do đó, đây chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Viêm lợi trùm khiến cho các vụn thức ăn dễ dàng mắc kẹt lại, khó vệ sinh và có thể trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển, gây hại không chỉ vùng răng khôn mà còn các vùng răng xung quanh.

Viêm lợi trùm còn có thể xảy ra khi răng khôn bị mọc lệch, mới chồi nhú lên khỏi lợi cũng khiến cho lợi dễ dàng bị phồng rộp và gây ra viêm nhiễm.

3. Các biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh lý viêm lợi trùm

bị viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm không chỉ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn có nguy cơ gây bệnh cho sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi trùm mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người, tuy nhiên, đây là bệnh lý răng miệng khiến cho người bệnh bị đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng chung.

Các biến chứng khôn lường của viêm lợi trùm:

– Viêm lợi trùm khiến cho kẽ lợi có các kẽ hở. Đây là vị trí thuận lợi để các mảng bám và vụn thức ăn bị vướng lại, tạo thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại tích tụ.

– Răng khôn không thể mọc được như bình thường khiến cho chúng bị xô lệch, mọc ngầm. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cắn, ăn nhai khó khăn cũng như tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng.

– Nếu tình trạng viêm nhiễm không được điều trị sớm sẽ có thể lây cả vào trong xương hàm gây viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng máu.

– Gây ảnh hưởng xấu đến các răng xung quanh vùng viêm nhiễm

– Theo các chuyên gia, vi khuẩn gây hại cho răng có thể đi theo thức ăn đi vào dạ dày và gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

4. Điều trị viêm lợi trùm ra sao?

Điều trị viêm lợi trùm ngay từ sớm không chỉ ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn bảo vệ cả hàm răng chắc khỏe một cách tối đa. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh lý này ở các mức độ khác nhau. Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không xảy ra những sự cố đáng tiếc.

4.1. Bị viêm lợi trùm nên xử lý bằng thuốc kháng sinh ở những giai đoạn đầu tiên

Nếu viêm lợi trùm được phát hiện sớm khi còn đang ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà.

Các loại thuốc kháng sinh giảm đau như Paracetamol hay Spiamycin có hiệu quả rất tốt để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm có loại thuốc chống phù nề như Alphachymotrypsin. Lưu ý, người bệnh không được tự ý mua thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả như mong muốn và chỉ sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo.

Trường hợp cơ thể có tiền sử mắc các bệnh lý khác hay đang mang thai thì đây là phương pháp điều trị không nên sử dụng do thuốc kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh. Các bà mẹ bỉm sữa cho con bú cũng không nên điều trị viêm lợi trùm bằng thuốc kháng sinh vì các thành phần của thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

4.2. Nhổ bỏ chiếc răng khôn khi bị viêm lợi trùm

bị viêm lợi trùm

Nhổ răng khôn là một trong những phương pháp điều trị bệnh lý tận gốc hiệu quả. Thu Cúc TCI hiện nay đang áp dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome giảm chảy máu, sưng nề.

Do nguyên nhân của viêm lợi trùm là do quá trình mọc răng khôn gây ra nên phương pháp điều trị khác có thể kể đến chính là xử lý chiếc răng khôn gây viêm này nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Để nhổ bỏ răng khôn, người bệnh cần đến các trung tâm Nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn, đặc biệt trường hợp răng khôn mọc lệch.

Quy trình nhổ bỏ răng khôn gồm 5 bước cơ bản như:

– Thăm khám, xác định vị trí viêm lợi trùm

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước khi nhổ răng khôn

– Gây tê xung quanh vùng răng khôn nhổ bỏ

– Nhổ răng khôn

– Vệ sinh và hướng dẫn cho người bệnh cách chăm sóc

4.3. Xử lý lợi trùm

Nếu như răng khôn mọc thẳng đều bình thường thì bác sĩ có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ lợi trùm. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được gây mê và cắt bỏ phần lợi trùm để răng khôn có thể mọc thẳng như bình thường mà không cần nhổ bỏ.

5. Người bệnh cần lưu ý gì sau khi cắt lợi trùm?

Nếu bạn sử dụng phương pháp xử lý lợi trùm bằng việc cắt bỏ thì cần lưu ý một vài điều sau:

– Hãy dành thời gian nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện tiểu phẫu để cơ thể có thể hồi sức hiệu quả.

– Tránh hoạt động mạnh, tập thể dục và chơi các môn thể thao cường độ mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến vết thương và chảy máu.

– Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, quá cứng hoặc quá dai và có nhiệt độ nóng lạnh bất thường trong vòng 1 tuần đầu tiên sau khi thực hiện tiểu phẫu xử lý lợi trùm.

– Vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng, đặc biệt là sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn.

Trên đây là những thông tin về dành cho người bệnh bị viêm lợi trùm có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý và có các phương án điều trị sao cho hiệu quả, hợp lý. Nếu cần hỗ trợ, người bệnh có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital