Tất tần tật những kiến thức về răng số 8 bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Chắc hẳn không ai còn xa lạ với răng số 8, hay còn gọi là răng khôn. Vậy, răng khôn là gì, có nên nhổ không và nếu nhổ thì có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những kiến thức về răng khôn nhé!

1. Răng số 8 là răng nào?

1.1. Sơ lược về răng số 8

Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn, là chiếc răng thứ 8 tính từ răng cửa. Đau răng số 8 chính là đau răng khôn. Răng khôn thường mọc ở độ từ 17 – 25, trưởng thành muộn nhất trong hàm răng. Hiện nay, các nha sĩ trên Thế giới vẫn chưa xác định được chức năng rõ ràng của răng này. Đồng thời, giới chuyên môn cũng chưa đưa ra được sự thống nhất về việc nên giữ hay nên nhổ bỏ răng khôn.

Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn, là chiếc răng thứ 8 tính từ răng cửa.

Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn, là chiếc răng thứ 8 tính từ răng cửa.

1.2. Có những loại răng khôn nào?

Mỗi người thường có 4 chiếc răng khôn, 2 cái mọc ở hàm trên và 2 cái mọc ở hàm dưới. Vì chúng mọc sau cùng nên người trưởng thành vẫn có đủ 32 chiếc răng.Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 chiếc răng khôn. Thậm chí có cả những người không có chiếc răng khôn nào.

Tùy vào kiểu mọc mà răng khôn được chia thành các loại như sau:

– Răng khôn mọc thẳng: Quá trình mọc răng có thể gây sốt, đau nhức nhưng khi răng mọc hoàn chỉnh thì không còn những triệu chứng trên nữa. Bởi răng khôn mọc thẳng sẽ không gây xâm lấn hay tác động đến những răng lân cận.

– Răng khôn mọc lệch: Đây được coi là trường họp phổ biến nhất, khi răng khôn mọc lệch, xiên vẹo sang răng số 7. Quá trình mọc răng sẽ khiến chủ nhân gặp phải những cơn đau dữ dội. Nếu để lâu, khi răng nhú sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những răng bên cạnh.

– Răng mọc ngầm: Đây cũng là một trường hợp phổ biến. Trường hợp này không thể phát hiện được bằng mắt thường mà phải chụp X-quang hoặc khi nào người bệnh cảm thấy đau răng số 8 mới có thể nhận biết được.

2. Có nên nhổ bỏ răng khôn không?

Trong thực tế, răng khôn mọc ở vị trí cuối hàm nhưng không có vai trò nhai hay nghiền thức ăn. Như đã chia sẻ, các nha sĩ cũng không xác định được vai trò của răng khôn. Mặt khác, các trường hợp mọc lệch, mọc ngầm còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc nhổ bỏ răng khôn là hoàn toàn cần thiết.

2.1. Những ảnh hưởng của răng số 8

– Viêm nhiễm khoang miệng: Do vị trí mọc răng bị sưng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây đau nhắc, đôi khi có dịch mủ. Nếu để lâu, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan tới má trong, lưỡi, vùng nướu lân cận và nguy cơ nhiễm trùng máu.

– Tổn thương răng và mô mềm xung quanh: Do khung hàm không đủ chỗ nên răng khôn khó mọc thẳng, có xu hướng đâm sang răng số 7 bên cạnh. Khi đó, phần thân hoặc phần chân răng số 7 sẽ bị tổn thương, xuất hiện những lỗ hổng khiến vi khuẩn tấn công, gây sâu răng và viêm tủy răng.

– Với trường hợp răng mọc ngầm có nguy cơ phát triển thành các khối u, nang bệnh lý, khiến xương hàm bị yếu. Không những thế, răng khôn mọc ngầm còn chèn ép, gây tác động lên các dây thần kinh, làm rối loạn cảm giác ở niêm mạc, các răng xung quanh, môi…

– Nếu răng số 8 mọc lên hoàn thiện thì cũng rất khó làm sạch do vị trí ở sâu trong cùng. Đặc biệt, khi răng mọc xiên ngang, mọc lệch, tạo ra các khoảng trống khiến thức ăn dễ mắc lại, gây sâu răng, viêm kẽ răng, viêm lợi

2.2. Nhổ răng số 8 nguy hiểm như thế nào?

Nhổ răng là một thủ thuật đơn giản nhưng với răng khôn thì khác, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và dày kinh nghiệm. Bởi lẽ, tại vị trí của răng khôn tập trung rất nhiều dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh hàm và mặt. Do đó, nếu thao tác không cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những dây thần kinh này.

Bên cạnh đó, nếu các trang thiết bị không đảm bảo, bác sĩ thiếu kinh nghiệm thì người bệnh có nguy cơ bị mất máu và nhiễm trùng sau nhổ răng. Nếu để lâu, không có phương án khắc phục, thì tình trạng này còn dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử, thậm chí gây tử vong.

Chính vì thế, khi có quyết định nhổ bỏ răng khôn, các bạn phải đặc biệt lựa chọn địa chỉ uy tín và các bác sĩ đầu ngành.

3. Những phương pháp nhổ răng khôn hiện có

Hiện nay, có hai phương pháp nhổ răng khôn phổ biến là nhổ răng khôn bằng kìm và nhổ răng khôn bằng máy Piezotome.

3.1. Phương pháp nhổ răng khôn bằng kìm

Đây là phương pháp nhổ răng vô cùng quen thuộc và phổ biến. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa như dao để rạch lợi (nếu cần), mở xương, chia cắt thân và chân răng; sử dụng kìm và bẩy để lấy chiếc răng ra ngoài.

– Ưu điểm: Giá thành rẻ.

– Nhược điểm:

+ Đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ có tay nghề, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm: méo mồm, chảy máu, nhiễm trùng…

+ Chỉ có thể thực hiện nhổ từng bên một.

+ Không phù hợp với những người không tiếp nhận thuốc tê.

+ Quá trình hậu phẫu không cẩn thận sẽ gây ra nhiễm trùng.

+ Thời gian hồi phục lâu hơn.

3.2. Phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome

Ra đời sau nhưng phương pháp này giúp khắc phục hết những nhược điểm của phương pháp truyền thống.

– Ưu điểm:

+ An toàn hơn nhở độ chính xác cao.

+ Hạn chế chảy máu trong khi thực hiện phẫu thuật.

+ Giảm thiểu tối đa nguy cơ tổn thương cấu trúc mô mềm, thần kinh và mạch máu.

+ Hạn chế nguy cơ biến chứng cho người bệnh trong và sau phẫu thuật.

+ Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, thời gian phục hồi ngắn hơn.

+ Giúp vết thương khít hơn, ngăn ngừa sưng nề.

⁃ Nhược điểm:

+ Thời gian phẫu thuật dài hơn

+ Chi phí cao hơn

Phương pháp nhổ răng số 8 bằng máy siêu âm Piezotome là phương pháp hiện đại, an toàn và không đau.

Phương pháp nhổ răng số 8 bằng máy siêu âm Piezotome là phương pháp hiện đại, an toàn và không đau.

4. Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

4.1. Kiêng ăn gì sau nhổ răng khôn?

Để vết thương mau chóng lành lại, các bạn nên tránh các loại thực phẩm sau:

– Các loại thức ăn quá dai, quá cứng hoặc quá nóng.

– Các loại thực phẩm có độ giòn vì các mảnh vụ dễ mắc lại ở kẽ răng gây viêm nhiễm.

– Các món cay nóng hoặc có vị chua gắt.

– Các loại đồ uống có chứa nhiều đường, do tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.

– Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu… hoặc các chất kích thích như thuốc lá…

Sau khii nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm có độ giòn vì các mảnh vụ dễ mắc lại ở kẽ răng gây viêm nhiễm.

Sau khii nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm có độ giòn vì các mảnh vụ dễ mắc lại ở kẽ răng gây viêm nhiễm.

4.2. Chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng

Bạn sẽ cảm thấy đau nhức và sưng tấy tại vị trí nhổ răng khôn do thuốc tê hết tác dụng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp chăm sóc vết thương và giảm đau hiệu quả:

– Chườm đá lạnh liên tục khoảng 15 – 20 phút ngay sau khi hết thuốc tê để giảm đau cũng như giảm sưng tấy.

– Ngày thứ 2 sau khi nhổ thì chườm khăn ấm để hạn chế máu tụ bầm. Máu lưu thông tốt hơn sẽ giúp vết thương mau lành.

– Trong trường hợp cơn đau nhức gây khó chịu, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ về loại thuốc giảm đau phù hợp.

– Sau khi mổ khoảng 8 – 12 giờ đầu, bạn không nên vệ sinh răng quá mạnh. Chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước trắng hoặc nước muối loãng. Sau khoảng 24h, có thể chải răng nhưng cần tránh vị trí vừa nhổ răng.

– Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng khiến cơn đau nhức kéo dài, vết thương lâu lành.

Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ về răng số 8 (răng khôn). Hy vọng các bạn đã có những kiến thức nhất định về răng khôn, từ đó có quyết định đúng đắn về việc nhổ và các biện pháp chăm sóc sau nhổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital