Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, chị em dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm cúm. Ảnh hưởng của cúm mùa đến bà bầu và thai nhi là như thế nào? Nếu chị em đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Ảnh hưởng của cúm mùa đến mẹ bầu và thai nhi
1.1. Cúm mùa và những ảnh hưởng đến thai nhi
Ảnh hưởng của cúm mùa đến bà bầu và thai nhi luôn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ mang thai. Đặc biệt, virus cúm có thể gây ra dị tật thai khi bạn bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu thai kì.
Có thể nói, nhiễm virus cúm không chỉ có thể gây dị tật cho thai nhi mà còn có nguy cơ gây sảy thai hoặc thai lưu do:
– Virus lây sang thai nhi gây ra những bất thường trong phát triển cấu trúc hình thái: như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, khiếm khuyết cơ thể.
– Mẹ bị sốt cao sẽ gây co bóp tử cung, sốt kéo dài trên 39 độ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi.
– Trong quá trình điều trị bệnh, bạn sẽ sử dụng 1 số loại thuốc. Nếu thuốc này không được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng, có thể gây ra những bất thường trong sự phát triển của em bé.
Bệnh cúm có thể để lại những biến chứng, dị tật thai không mong muốn. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, thai đang trong quá trình phát triển dần cấu trúc xương và não, mẹ nên hết sức chú ý tránh để bị lây nhiễm bệnh.
1.2. Bệnh cúm ảnh hưởng đến mẹ bầu
Theo các bác sĩ sản khoa thuộc Hệ thống Thu Cúc TCI, mẹ bầu là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất bởi sức đề kháng của cơ thể bị giảm do nội tiết và hệ miễn dịch thay đổi theo thai kỳ.
Khi nhiễm virus cúm, bệnh của mẹ tiến triển nặng hơn, kéo dài lâu hơn so với người thường. Đồng thời, phụ nữ có thai bị cúm mùa dễ có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi nếu hệ miễn dịch yếu. Đây là tình trạng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai nếu không được chữa trị kịp thời.
Có thể nói, ảnh hưởng của cúm mùa tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi là khó lường trước. Vì thế các mẹ bầu cần nâng cao nhận thức về bệnh cảm cúm để phòng tránh và có hướng xử lý sớm nếu bị mắc bệnh.
Vậy nếu mẹ bầu mang thai bị cúm thì nên làm gì? Dưới đây là những điều bạn cần làm, đừng bỏ qua mà hãy cuộn xuống để đọc tiếp bài viết.
2. Phụ nữ mang thai bị cúm mùa nên làm gì?
2.1. Cách làm giảm triệu chứng bệnh tại nhà
Nếu bạn có những triệu chứng cúm tại nhà nhưng chưa thể đi viện khám, hãy áp dụng những cách sau đây:
– Ho: Uống nước ấm hoặc dùng nước mật ong, gừng để giữ ấm họng và giảm ho, tránh nói nhiều có thể gây ngứa, khô họng.
– Đau họng: Súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý vài lần/ngày giúp sát khuẩn, giảm đau.
– Ngạt mũi: Sử dụng dầu bạc hà giúp thông mũi, đồng thời dùng khăn mềm lau nhẹ để tránh làm tổn thương niêm mạc.
– Tránh hắt xì mạnh, có thể gây tổn thương màng nhĩ. Nếu ho nhiều bạn nên che miệng kỹ để vi khuẩn hạn chế phát tán ra ngoài thông qua giọt bắn.
– Nghỉ ngơi nhiều, uống nước ấm để tăng cường đề kháng và giảm triệu chứng.
2.2. Đi gặp bác sĩ
Khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn như cảm cúm, phụ nữ mang thai cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời:
– Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh lý, đánh giá mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và thai nhi.
– Kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ, tránh các loại thuốc có hại.
– Theo dõi sát sao diễn biến bệnh, can thiệp kịp thời nếu cần.
– Đưa ra những lời khuyên về chăm sóc, dinh dưỡng, phòng bệnh hữu hiệu.
Do đó, việc khám bác sĩ khi ốm là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe người mẹ và thai nhi.
2.3. Không tự ý dùng thuốc tại nhà
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi, quan trọng không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như sảy thai, dị tật thai nghén và nhiễm độc thai nghén. Vì thế, mẹ bầu cần tránh sử dụng một số loại thuốc sau đây để đảm bảo an toàn cho thai nhi:
– Thuốc chống virus cúm mùa: Các loại thuốc như Tamiflu, Flumadine, Relenza hoặc Symmetrel được sử dụng để chống virus và có thể gây nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Aspirin có thể gây ra chảy máu cho thai nhi, trong khi hiệu quả của Ibuprofen đối với phụ nữ mang thai vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
– Thuốc tiêu đờm: Guaifenesin và dextromethorphan là những chất thường được tìm thấy trong siro ho và thuốc chống cúm, cảm lạnh. Bạn không nên dùng những loại thuốc này vì chúng sẽ có thể để lại biến chứng không lường trước được.
Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để tự điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu lạ sau khi sử dụng thuốc, hãy đi khám ngay để được đánh giá và điều trị thích hợp.
3. Cách phòng ngừa bệnh cúm mùa cho mẹ bầu
Để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi, bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người mắc cảm cúm và tránh tiếp xúc với chuồng / trang trại nuôi gia cầm. Đồng thời, mẹ bầu cũng tránh đến những nơi đông người dễ có khả năng lây nhiễm bệnh.
Để phòng tránh cảm cúm, bà bầu nên tăng cường ăn hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước để giữ cho đờm thông thoáng và giải độc cơ thể. Có thể thêm mật ong, gừng hoặc chanh nóng để làm sạch vùng họng.
Khi thời tiết giao mùa, bạn nên giữ ấm cho cơ thể, không nên nằm thẳng góc gió quạt, điều hòa để không bị cảm lạnh.
Trước khi mang thai, mẹ hãy có kế hoạch tiêm phòng đầy đủ và thực hiện các cuộc khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng cho thai kỳ. Trong quá trình mang thai, mẹ phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi bằng cách đi khám thai định kì tại các mốc quan trọng.
Đặc biệt, mẹ không nên tự dùng thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc điều trị cúm thông thường có thể chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ nên đến khám để được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn phòng bệnh tại nhà 1 cách hiệu quả và an toàn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ đề ảnh hưởng của cúm mùa đến mẹ bầu và thai nhi để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.