Cần nắm những thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm mùa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm vắc xin cúm mùa là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa các biến chứng do virus cúm gây ra. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các thông tin quan trọng về phòng cúm hiệu quả trong bài viết này nhé!

1. Virus cúm mùa hoạt động như thế nào?

Cúm mùa là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe của hàng triệu người trên khắp thế giới. Bệnh này lây truyền qua đường hô hấp và thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho.

Có nhiều loại virus cúm mùa khác nhau, nhưng hai loại phổ biến và gây ra đợt cúm hàng năm ở con người là cúm A và cúm B. Cúm A thường gây ra đợt cúm mùa hàng năm và có khả năng biến đổi nhanh chóng, làm cho việc phòng ngừa và điều trị trở nên khó khăn hơn.

tiêm vắc xin cúm giúp ngăn ngừa các biến chứng do viêm nhiễm cúm gây ra.

Virus cúm rất dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách

Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ và tự phục hồi sau khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, và những người đang mắc bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hay suy giảm miễn dịch, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong.

2. Vì sao bệnh cúm mùa lại nguy hiểm?

– Dễ lây lan: Virus cúm mùa lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp, chủ yếu thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Sự lan truyền nhanh chóng của virus khiến cho cúm mùa có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát: Cúm mùa có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc virus khác.

– Biến chứng: Những trường hợp nặng hơn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm nội tiết cấp tính, hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em, và người cao tuổi.

– Phụ nữ mang thai và thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu mắc cúm mùa trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

3. Cách phòng cúm mùa hiệu quả

3.1 Tiêm vắc xin phòng cúm mùa

Một trong những chiến lược hiệu quả là tiêm ngừa vắc xin phòng cúm mùa hàng năm, bắt đầu có hiệu quả chỉ sau 10 -14 ngày sau khi tiêm, với hiệu quả lên tới 90%.Tiêm vắc xin phòng cúm mùa mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng:

Vắc xin cúm mùa giúp tạo ra kháng thể chống lại các chủng virus cúm mùa phổ biến. Khi tiêm vắc xin, cơ thể có khả năng chống lại cúm mùa mạnh hơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng liên quan.

– Vắc xin cúm mùa giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus cúm mùa trong cộng đồng.

tiêm vắc xin cúm giúp kích thích hệ miễn dịch của bạn để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm.

Tiêm phòng cúm giúp kích thích hệ miễn dịch của bạn để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm.

– Việc tiêm vắc xin cúm mùa giúp giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, qua việc ngăn chặn các ca cúm mùa, không cần phải điều trị và chăm sóc cho nhiều người mắc bệnh, đặc biệt là trong mùa cúm, qua đó giảm chi phí điều trị và chăm sóc bệnh tật liên quan.

– Vắc xin cúm mùa giúp bảo vệ các đối tượng: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có tình trạng sức khỏe yếu khỏi nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng nghiêm trọng.

3.2 Tại sao nên tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm?

Virus cúm có khả năng biến đổi dễ dàng, đặc biệt là các đoạn gen tạo thành các đoạn kháng nguyên trên bề mặt vỏ của virus. Điều này dẫn đến sự hình thành và xuất hiện các phân tử mới của virus cúm. Hiện nay, có khoảng 200 phân tử khác nhau của hai đoạn kháng nguyên H và N, và khi tái tổ hợp với nhau, chúng tạo thành các phân tử virus cúm khác nhau. Chính vì thế. dù chúng ta có thể đã mắc một phân tử virus cúm này, nhưng chưa chắc đã không mắc phân tử khác.

Trong cộng đồng, có thể tồn tại nhiều phân tử virus cúm cùng gây bệnh, làm cho việc điều trị và phòng ngừa cúm trở nên phức tạp hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo rằng các nhà sản xuất vắc xin phải cập nhật chủng mới của virus cúm hàng năm mà các địa phương và quốc gia đang phải đối mặt. Nhờ đó, vắc xin mới được cập nhật thường xuyên với các chủng virus cúm gây bệnh thực tế đang tồn tại trong cộng đồng.

3.3 Nhóm đối tượng cần ưu tiên tiêm phòng cúm

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có một số đối tượng đặc biệt cần được ưu tiên tiêm phòng cúm, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người bị bệnh mãn tính hoặc đang điều trị bệnh nhiễm trùng HIV/AIDS.

Ngoài ra, những người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe, nhân viên phục vụ trong ngành thực phẩm và những người sống cùng hoặc chăm sóc người có nguy cơ cao nhiễm cúm cũng cần được tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của họ và ngăn ngừa sự lây lan của virus cúm trong cộng đồng.

3.4 Phác đồ tiêm vắc xin cúm mùa

– Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi: Cần tiêm 2 mũi, cách nhau 1 tháng. Và tiêm nhắc 1 mũi hàng năm để duy trì hiệu quả của vắc xin phòng cúm.

– Đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Chỉ cần tiêm 1 mũi và nhắc lại hàng năm.

tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ cộng đồng

Tiêm phòng cúm mùa không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ cộng đồng

Không nên bỏ lỡ cơ hội bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình khỏi cúm mùa. Hãy tuân thủ lịch tiêm vắc xin phòng cúm và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài việc tiêm vắc xin phòng cúm, có một số biện pháp phòng cúm khác mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn ngừa lây lan của virus cúm.

– Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào ngoại trời hoặc người khác. Sử dụng gel rửa tay kháng khuẩn nếu cần.

– Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh cúm, hoặc có các triệu chứng cúm như:như ho, hắt hơi, và sốt.

– Thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc ở môi trường đông người

– Duy trì lối sống lành mạnh bằng việc ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên, đủ giấc ngủ, và giảm căng thẳng.

– Lau sạch bề mặt và vật dụng thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa hoặc kháng khuẩn để loại bỏ virus cúm.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tiêm vắc xin cúm và các biện pháp phòng cúm mùa. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital