Giải pháp ngừa viêm gan do lây từ mẹ sang con

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Ngừa viêm gan do lây từ mẹ sang con có thể thực hiện hiệu quả bằng cách tiêm chủng đúng thời gian theo lịch tiêm chủng quốc gia.

1. Khái quát chung về viêm gan B

Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) tấn công và gây viêm gan. Đa số người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể loại trừ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, hầu hết người lớn, trong đó có những bà mẹ mang thai và cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh không thể loại bỏ virus này. Viêm gan B mạn là nguyên nhân chính dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan B mạn xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn của viêm gan B mạn là rất thấp. Mục tiêu chủ yếu là phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B, phát hiện kịp thời, chẩn đoán và điều trị khi có chỉ định nhằm ngăn chặn biến chứng xơ gan, ung thư gan và suy gan.

Viêm gan B và những điều cần biết

Viêm gan B lây lan thế nào và những điều cần biết

2. Siêu vi HBV lây bệnh như thế nào?

Khi tiến trình này tiếp tục trong thời gian kéo dài qua nhiều năm, mô gan bị phá huỷ sẽ thành các mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan và suy gan, ngoài ra có một tỉ lệ tiến triển ung thư gan. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai đã bị nhiễm siêu vi HBV sẽ bị nhiễm virus hoạt động suốt đời. Vẫn có một vài trường hợp có khả năng chữa khỏi bệnh. Nhưng cũng có trường hợp trẻ mang virus này suốt đời, đặc biệt ở các bé bị nhiễm virus HBV ngay lúc lọt lòng.

Số liệu tổng hợp từ thực tiễn cho biết có khoảng 90% trường hợp trẻ bị nhiễm HBV lúc sơ sinh tiến triển sang viêm gan mạn tính. Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con ở các giai đoạn: Trong thời kỳ mang thai, trong lúc chuyển dạ sinh và khi cho con bú.

Trên thực thế, phần lớn số người có hệ miễn dịch tốt sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính. Tuy nhiên khoảng 10% người bệnh chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì có tới 90% ca sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Do đó, việc phòng ngừa Siêu vi HBV (Hepatitis B virút) cho trẻ sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng.

2.1. Trong giai đoạn mang thai

Thời kỳ đầu thai nghén, hàng rào nhau thai gồm 4 lớp (Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào). Sang thời kỳ sau thai nghén (sau tháng thứ 4) lá nuôi tế bào biến mất, lá nuôi hợp bào trở nên vô cùng mỏng manh và mô liên kết mất đi đáng kể. Hàng rào nhau thai trở lên vô cùng mỏng. Do vậy chỉ cần một chấn động nhẹ làm rách hàng rào nhau thai. Khi ấy máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây nhiễm virus viêm gan B.

Rách hàng rào nhau thai cũng có thể làm lây nhiễm virus viêm gan B.

Chỉ một chấn động nhẹ làm rách hàng rào nhau thai cũng có thể làm lây nhiễm virus viêm gan B.

2.2. Trong lúc chuyển dạ đẻ

 Tới hơn 90% các trường hợp lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra vào khoảng thời gian trên. Khi các cơ tử cung co lại, những mạch máu ở nhau thai cũng sẽ co lại và làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ đi qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với âm đạo, sự lây nhiễm sẽ xảy ra tại thời điểm này. Nếu mẹ bị nhiễm HBV và có HBeAg (+) ở trẻ thì có 95% nguy cơ nhiễm bệnh, nếu không được dự phòng miễn dịch. Trong trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây cho con là 32%.

2.3. Thời kỳ cho con bú

Hiếm gặp trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của bà mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ cực thấp, do đó khả năng lây truyền thông qua những trường hợp trên cũng vô cùng thấp.

Các trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này có thể từ những trường hợp chấn thương đầu vú của mẹ, niêm mạc miệng của trẻ, máu nhiễm virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú mẹ. Vì vậy những bà mẹ bị viêm gan B mạn cho con bú cần phải chú ý chăm sóc ngăn ngừa chảy máu khi nứt đầu vú bằng cách cho trẻ bú đúng tư thế và giữ vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.

3. Giải pháp ngừa viêm gan do lây từ mẹ sang con

Cho tới nay, chủng ngừa HBV vẫn luôn là biện pháp ngừa viêm gan do lây từ mẹ sang con. Tiêm ngừa bệnh tốt nhất và hữu hiệu nhất cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Đối với các trẻ nhỏ sinh ra do bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B cần tiêm ngừa Vaccin viêm gan B và huyết thanh kháng virus viêm gan B (HBIG Hepatitis B immune globulin). Giải pháp tiêm có tác dụng với trẻ dưới 7 ngày tuổi.

Tiêm chủng đúng lịch giúp ngừa viêm gan do lây từ mẹ sang con.

Tiêm chủng đúng lịch giúp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh có sức khỏe ổn định cần tiêm 4 mũi vắc-xin viêm gan siêu vi B và HBIG sau sinh. Bao gồm mũi 1: 12 giờ sau khi sinh ổn định + HBIG. Mũi 2: 1 tháng sau sinh. Mũi 3: tháng kế tiếp. Mũi 4: tháng kế tiếp. Thực tế huyết thanh HBIG + chủng ngừa vắc-xin viêm gan siêu vi B, phòng ngừa > 95% các trường hợp lây nhiễm sơ sinh.

Hiện nay tất cả các trẻ sơ sinh đều được chủng ngừa vắc-xin viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh theo chuẩn lịch tiêm chủng quốc gia. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đối với những trẻ sơ sinh có HBV dương tính cần lưu ý, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, dù cho mẹ có HBsAg dương tính và HBeAg dương tính, mặc dù trong sữa mẹ có 70% tìm thấy HBsAg.

Khi mang thai, người mẹ nên chú trọng thăm khám sức khỏe thường xuyên, để kịp thời phát hiện các bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm sang con. Nhận biết sớm giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital