Thời tiết giao mùa là thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh mẽ. Bất kì ai cũng có thể nhiễm bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai. Vậy mẹ bầu bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao mẹ bầu dễ bị mắc bệnh sốt xuất huyết?
Trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ trải qua những thay đổi quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập dễ dàng vào cơ thể, gây nên nguy cơ nhiễm trùng cao, bao gồm cả sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết có khả năng lây nhiễm và được xếp vào là 1 trong những bệnh nguy hiểm với mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thai. Nếu mẹ bầu mắc phải bệnh này, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Các biến chứng có thể bao gồm sự phát triển không đầy đủ của thai nhi, sinh non, nhẹ cân, thậm chí tử vong thai nhi.
Có thể nói, việc phòng ngừa sốt xuất huyết khi mang thai là rất quan trọng. Ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh và vệ sinh cá nhân tốt, việc tiêm phòng vắc xin cúm cũng được khuyến nghị để giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết và các biến chứng liên quan. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, đồng thời giảm nguy cơ gặp những tình huống đáng lo ngại trong quá trình mang thai.
2. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết rồi có thể bị lại không?
Mẹ bầu bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không cũng là vấn đề được các mẹ mang thai quan tâm và đặt câu hỏi. Vậy các mẹ bầu mang thai cần hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết trước khi có câu trả lời chính xác và đầy đủ cho mình.
Sốt xuất huyết là một bệnh do vi rút Dengue gây ra, và có tổng cộng 4 loại vi rút Dengue gây bệnh, gọi là D1, D2, D3 và D4. Mỗi lần mắc bệnh, nguyên nhân là do một loại vi rút Dengue xâm nhập vào cơ thể. Do đó, dù đã từng mắc sốt xuất huyết, phụ nữ có thai vẫn có thể mắc lại bệnh này.
Khác với nhiều loại bệnh khác, sau khi mắc sốt xuất huyết lần đầu, cơ thể sẽ phát triển kháng thể để chống lại vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, với sốt xuất huyết, mỗi lần mắc bệnh là do một loại vi rút Dengue khác nhau, nên cơ thể chỉ tạo ra miễn dịch đối với loại vi rút đó mà chưa có khả năng đối phó với các loại còn lại.
Đồng thời, khi mắc bệnh lần thứ hai hoặc thứ ba, người bệnh thường có cảm giác bị mệt mỏi, khó chịu nhiều hơn so với lần đầu. Các triệu chứng sốt, đau mỏi và xuất huyết diễn ra nhanh chóng. Điều này có thể gây sự lo ngại nhiều hơn đối với phụ nữ có thai, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vì vậy, trong thai kì mà chị em phụ nữ bị mắc sốt xuất huyết lần thứ hai hay thứ ba không nên coi thường mà nên đi đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Việc điều trị kịp thời, tích cực sẽ có lợi cho cả sự phát triển của thai nhi mà còn là sức khỏe của thai phụ.
3. Mỗi người có thể bị sốt xuất huyết mấy lần trong đời?
Virus Dengue được biết đến với 4 chủng khác nhau như đã đề cập bên trên bài viết. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, không có nghĩa là bạn đã có đầy đủ kháng thể với cả 4 chủng virus. Bạn sẽ chỉ có kháng thể với 1, 2 trong 4 loại virus gây bệnh tương ứng với số lần mắc bệnh.
Chỉ khi cơ thể đã phát triển đủ kháng thể để đối phó với tất cả 4 loại kháng nguyên của virus Dengue, người bệnh mới có khả năng không bị tái nhiễm sốt xuất huyết. Điều này đồng nghĩa với một người có thể mắc sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong suốt cuộc đời, tương ứng với 4 loại kháng nguyên của virus Dengue.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp mắc sốt xuất huyết đạt đến lần thứ 4, thường chỉ xảy ra 3 hoặc 2 lần trong cuộc đời của một người.
Có thể nói, sốt xuất huyết có thể tái đi tái lại cho đến khi cơ thể có đủ kháng thể với bệnh. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng, biến chứng với sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thai. Vậy nếu tái nhiễm bệnh sốt xuất huyết có khả năng bệnh tiến triển nhanh, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sức khỏe không?
4. Lưu ý cho người bị tái nhiễm sốt xuất huyết
Khi bị tái nhiễm sốt xuất huyết, tình trạng bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn so với lần đầu, do tác động của hiện tượng miễn dịch chéo.
Trong lần nhiễm sốt xuất huyết lần thứ 2, người bệnh sẽ bị tấn công bởi một loại virus có kháng nguyên khác so với lần đầu tiên. Lúc này, cơ thể người bệnh đã sản sinh thêm một loại kháng thể miễn dịch với loại virus thứ 2. Khi đó 2 loại kháng thể này tồn tại và tác động đồng thời lên cơ thể người bệnh, tạo ra hiện tượng xung đột chéo.
Chính sự xung đột chéo này gây ra những phản ứng xấu đối với người bệnh như: tăng cô đặc máu, xuất huyết thành mạch và các biểu hiện nghiêm trọng như xuất huyết, choáng váng, thậm chí có thể gây tử vong hoặc gây ra các vấn đề tim mạch.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được gia đình và nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là đối với những người có các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh gan thận, cũng như trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường, nguy kịch, cần được điều trị kịp thời và thực hiện cấp cứu nếu cần thiết.
Có thể nói, sốt xuất huyết không chỉ là căn bệnh gây nguy hiểm cho người bình thường mà còn cho mẹ bầu. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé.
Vì thế các mẹ bầu cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết tại nơi sinh sống như chủ động dọn sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc. Các nơi thường xuyên trữ nước, có nước đọng cần được làm sạch hàng ngày, bình hoa được thay nước thường xuyên,…
Quan trọng nhất, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu ốm, sốt, dù chưa biết có bị sốt xuất huyết hay không bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị phù hợp, an toàn với sức khỏe hiện tại.
Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hay muốn được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe thai kì, hãy để lại thông tin để được Thu Cúc TCI hỗ trợ kịp thời.