Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tăng cân ở mẹ bầu được xem là chỉ số để xác định sự phát triển của thai nhi, vậy thì mang thai 3 tháng đầu mẹ cần tăng bao nhiêu cân để em bé khỏe mạnh?Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân?

TĂNG CÂN 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Rất nhiều người quan niệm phụ nữ khi mang thai phải ăn thật nhiều nhiều chất bổ dưỡng với số lượng “cho 2 người” nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Mẹ bầu chỉ cần ăn uống cân bằng, lành mạnh để có đủ những dưỡng chất cần thiết cho em bé phát triển khỏe mạnh. Vậy mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu kg là đủ? Việc tăng cân của mẹ sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn trong thai kỳ. Mức tăng cân nên dựa trên chỉ số BMI của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tăng tổng cộng 1,5 – 2,3 kg (khoảng 450 – 700g mỗi tháng).

Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân

Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ cần tăng khoảng 1,5-2,3 kg là hợp lý.

Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ dài khoảng 6,5 cm, nặng khoảng 18 g và cực kỳ nhỏ bé nên mẹ sẽ chưa cảm nhận được sự thay đổi trọng lượng của con. Mẹ chỉ cần bổ sung đều đặn các dưỡng chất cần thiết như chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất chứ không cần cố ăn quá nhiều như nhiều người lầm tưởng.

Nhiều chị em giữ nguyên sức ăn như lúc chưa có bầu và họ thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có tăng cân không? Điều này còn tùy thuộc và sự hấp thụ chất dinh dưỡng của từng người bởi có những trường hợp còn bị sụt cân trong lúc mang bầu. Chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn ở phần sau của bài viết này.

Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ

sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu

Bào thai 3 tháng đầu đang phân chia mạnh mẽ để hình thành các bộ phận của cơ thể.

Trong khi mẹ không cần ăn quá nhiều và thai nhi lại nhỏ bé như vậy thì mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Hầu hết các mẹ bầu ở giai đoạn này chưa lộ bụng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ:

Mẹ ăn quá nhiều, dư thừa mỡ hoặc bị đầy hơi, với trường hợp này thì mang thai tháng thứ 3 bụng đã to chưa chắc là do em bé lớn nhanh.

Những phụ nữ mang thai lần hai trở đi cũng có xu hướng lộ bụng sớm hơn những người mang thai lần đầu bởi lúc này tử cung đã bị giãn, cơ bụng đã yếu và mất đi độ đàn hồi.

Những vận động viên chuyên nghiệp hoặc người tập luyện thường xuyên khiến bụng có múi thì khi mang bầu bụng sẽ nhô cao hơn một chút.

Các trường hợp mang thai đôi, mang đa thai thì dù mới 3 tháng, bụng mẹ cũng đã lộ rõ.

Những mẹ bầu cao thường có bụng bầu nhô về phía trước nên cũng có khả năng thấy bụng ở tháng thứ 3.

Các trường hợp mẹ bầu bị thừa cân, tiểu đường, u xơ tử cung, nhiều dịch ối, thai nhi nằm ở cao… cũng sẽ có bụng bầu lớn hơn trong 3 tháng đầu.

BỊ SỤT CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI

Trung bình một mẹ bầu sẽ tăng từ 9-12 kg trong suốt 9 tháng thai kỳ nhưng có trường hợp mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân. Giai đoạn này, phôi thai được hình thành, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ để hình thành các cơ quan nên em bé ít phát triển về cân nặng. Đây cũng là lúc người mẹ ốm nghén nặng nhất do nồng độ hormone ostrogen tăng cao. Chính vì thế, nhiều mẹ sẽ ăn rất ít, nhạy cảm với mùi đồ ăn, nôn ói nhiều dẫn đến không tăng cân, thậm chí sụt cân. Tình trạng này sẽ cải thiện dần trong những tháng sau, mẹ chỉ cần tăng từ 0,9-2,3 kg trong 3 tháng đầu, riêng những mẹ béo phì thì không nên tăng cân.

mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân

Ốm nghén là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu bị sụt cân 3 tháng đầu.

Vậy nếu sụt cân trong 3 tháng đầu mang thai, liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không? Lúc này, do bánh rau chưa hoạt động hoàn thiện và hiệu quả nên thai nhi được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng. Vì vậy, việc mẹ sụt cân không ảnh hưởng nhiều đến em bé. Khi khám thai, nếu bác sĩ thông báo thai nhi phát triển bình thường thì bạn không cần lo lắng gì cả.

Những tháng tiếp theo mẹ bầu vẫn sụt cân nhẹ thì cũng đừng quá lo, nếu thiếu chất, thai nhi sẽ hút dinh dưỡng và oxy của mẹ qua bánh rau. Nhưng khi cơ thể mẹ mệt mỏi, kiệt quệ quá độ, điều này sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của bé.

Khi tính đến việc mang thai, các chuyên gia đều khuyên phụ nữ nên có cân nặng hợp lý (dựa theo chỉ số BMI từ 18,5-24,99) để đề phòng trường hợp mẹ ốm nghén bị sụt cân. Với cân nặng này, mẹ sẽ còn lượng mỡ dự trữ để nuôi thai.

mang thai 3 tháng đầu có tăng cân không

Nếu bạn khám thai định kỳ và kết quả em bé phát triển tốt thì không cần lo lắng việc bị sụt cân.

BÍ QUYẾT HẠN CHẾ SỤT CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI

Việc tăng hay sụt cân trong 3 tháng mang thai đầu tiên phụ thuộc vào cơ thể từng mẹ bầu. Tuy nhiên, những phụ nữ bị ốm nghén nặng thì tình hình sụt cân tệ hơn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp để giảm nghén như:

Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày để dạ dày được no lâu, giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ăn các thực phẩm chính như tinh bột, protein, mẹ bầu hãy tăng cường ăn hoa quả để hấp thụ khoáng chất và các loại vitamin tốt cho cơ thể.

Uống vitamin sau ăn sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Khi bạn bị nghén, việc nạp vitamin lúc dạ dày rỗng càng làm tăng cảm giác buồn nôn.
Uống thật nhiều nước để tránh mất nước dẫn tới buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài ra, việc tích nước trong cơ thể ở giai đoạn này rất quan trọng bởi thiếu nước có thể gây kích dạ con dẫn tới sảy thai.

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh xa stress, mệt mỏi, kiệt sức.

Bạn có thể sử dụng trà gừng, kẹo bạc hà, nước chanh… hãy bất cứ sản phẩm nào có hương thơm dễ chịu như vậy để làm giảm cảm giác buồn nôn, đồng thời, tránh xa những mùi khiến mẹ khó chịu.

Thay vì việc quan tâm và lo lắng tới vấn đề tăng cân ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ hãy thăm khám định kỳ để biết được sự phát triển của bé và thực hiện lời khuyên của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm

>> Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?

>> Khí hư khi mang thai 3 tháng đầu

> Những mốc khám thai quan trọng

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital