Viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi là bệnh thường gặp ở trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bệnh thường thường kéo dài 2-3 tuần. Viêm phế quản ở trẻ tuy không phải là bệnh nặng nhưng nếu bệnh không phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan về bệnh từ đó có biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đúng cách.
Menu xem nhanh:
1. Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
1.1 Khái niệm viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ xảy ra ở đường hô hấp dưới của trẻ hay còn gọi là bệnh sưng cuống phổi. Khi bị bệnh viêm phế quản sẽ có dấu hiệu ho nhiều, kèm theo đó là đau họng hay sổ mũi.
Bệnh viêm phế quản ở thường gặp ở trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hay các trẻ đang bị bệnh cúm, sởi, ho gà…
1.2 Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị nhiễm khuẩn
– Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản. Những vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: các loại phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, hay là liên cầu khuẩn….
– Những vi khuẩn này luôn có mặt sẵn trong khoang mũi – họng của trẻ nhưng không ảnh hưởng đến trẻ do hệ miễn dịch lúc này đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ kém sẽ là lúc vi khuẩn, có khả năng làm tăng độc tính và tấn công khiến trẻ cơ thể bị nhiễm bệnh.
Trẻ sống ở môi trường không khí ô nhiễm
– Đây cũng là một nguyên nhân lớn gây bệnh viêm phế quản ở trẻ. Khi trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải các chất độc hại như: bụi bẩn, khói thuốc lá, mùi hóa chất… cũng là các tác nhân không nhỏ khiến trẻ bị bệnh viêm phế quản.
– Thời tiết thay đổi đột ngột cũng sẽ khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi cũng sẽ khiến cho trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản.
2. Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ có những dấu hiệu nhận biết nào?
– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là trẻ bị cảm lạnh, ho, viêm mũi hay là viêm xoang.
– Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, tình trạng ho sẽ dẫn tới đau rát cổ họng.
– Xuất hiện đờm đặc có màu xanh, vàng hoặc là xám.
– Trẻ mệt mỏi, đau ngực, quấy khóc và kém linh hoạt.
Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lan đến hai cuống phổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
3. Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý?
Để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi hiệu quả, cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
– Cần phải đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ. Cần tránh cho trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại như bụi bẩn, đặc biệt khói thuốc lá độc hại.
– Hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm lạnh. Tăng cường cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
– Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa, cha mẹ cần tăng chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp, chỉ nên để chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 2 – 3 độ.
– Không nên để cho điều hòa hướng thẳng vào cơ thể của trẻ của trẻ. Nếu trẻ nằm quạt, cha mẹ cũng nên để chế độ quạt nhẹ, bật cho quạt quay để không khí khoáng nhẹ.
– Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa, tuy nhiên cũng không nên để trẻ mặc quần áo quá dày, không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
– Khi trẻ bị viêm phế quản, nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc bổ sung nước cho trẻ qua sữa công thức để giúp loãng đờm và giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn.
4. Những lưu ý khi chăm trẻ bị viêm phế quản hiệu quả?
– Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: lông chó, mèo, phấn hoa…
– Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc là cho trẻ bú.
– Phòng ngủ của trẻ cần chú ý thông thoáng, có không khí trong lành.
– Phòng của trẻ không nên trải thảm vì bụi vải có thể khiến trẻ nhỏ bị kích ứng khiến tình trạng bệnh của trẻ càng trở nên nghiêm trọng.
– Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gói của trẻ sau đó phơi nắng thật khô.
– Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, đặc biệt là các khu vực như: tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ cụ thể như: bệnh viêm phổi, suy hô hấp và bệnh mãn tính,… Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cho trẻ cũng như khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ có cách xử lý khoa học để có thể tránh bệnh diễn tiến nguy hiểm cho trẻ.