Mắc điện tâm đồ đơn giản giúp chẩn đoán bệnh tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Mắc điện tâm đồ khá đơn giản, tuy nhiên phương pháp chẩn đoán này cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên môn.

1. Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ hay còn gọi là ECG, là kỹ thuật ghi các tín hiệu xung điện trong tim. Đây là một trắc nghiệm thông thường và không đau đớn, có thể dùng để chẩn đoán sớm các bất thường của tim và đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. Điện tâm đồ chủ yếu được sử dụng tại phòng khám và bệnh viện. Cách mắc điện tâm đồ khá đơn giản, tuy nhiên phương pháp chẩn đoán này cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên môn.

Điện tâm đồ là kỹ thuật ghi các tín hiệu xung điện trong tim.

Điện tâm đồ hay còn gọi là ECG, là kỹ thuật ghi các tín hiệu xung điện trong tim.

2. Khi nào bạn nên làm điện tâm đồ?

Bạn cần đo điện tâm đồ khi có một trong những dấu hiệu sau:

– Đau ngực 

– Chóng mặt hoặc sắp ngã 

– Hồi hộp tim 

– Khó thở 

– Mệt khi tập thể dục

– Mất khả năng vận động khi gắng sức

3. Điện tâm đồ giúp chẩn đoán bệnh gì?

3.1. Nhồi máu cơ tim

Phải nói rằng, điện tâm đồ chính xác là phương pháp vô cùng hiệu quả để phát hiện tình trạng nhồi máu cơ tim. Khi gặp phải tình trạng này, cơ tim thiếu máu hoặc thiếu oxy gây ra các tổn thương nghiêm trọng, đồng thời tác động trực tiếp lên chức năng dẫn truyền điện của cơ tim. Điều này sẽ thể hiện rõ ràng trên kết quả điện tâm đồ.

3.2. Thiếu máu cơ tim

Khi người bệnh bị thiếu máu cơ tim thì kết quả siêu âm cũng có sự khác biệt rõ rệt như hình ảnh sóng T bị dẹt, âm.

3.3. Rối loạn nhịp tim

Tình trạng này là do các bệnh lý tại cơ tim như nút xoang, nút nhĩ thất hay một số bất thường về dẫn truyền 1 chiều của tim… Những bất thường trên sẽ được thể hiện khá rõ ràng trên kết quả ECG và qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn nhịp tim.

3.4. Rối loạn dẫn truyền nhịp tim

Một số vấn đề với hệ dẫn truyền hoặc mạch lạc dẫn truyền bị tổn thương làm nhịp tim của người bệnh rối loạn. Nhờ vào phương pháp điện tim, bác sĩ sẽ chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn dẫn truyền nhịp tim một cách chính xác.

Chẩn đoán bệnh tim bằng điện tâm đồ

Nhờ vào phương pháp điện tim, bác sĩ sẽ chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn dẫn truyền nhịp tim.

3.5. Chẩn đoán các bệnh tim lớn do cơ tim giãn hay dày

Trong tình huống trên, kết quả ECG chỉ là một gợi ý chứ không có giá trị để chẩn đoán bệnh tim. Nguyên nhân là do có quá nhiều yếu tố gây nhiễu và tác động đến kết quả. Do đó, để xác định nguyên nhân tim to thì bác sĩ sẽ áp dụng thêm một số phương pháp chẩn đoán khác.

3.6. Chẩn đoán một số thay đổi sinh hoá máu

Khi nồng độ các khoáng chất như natri, kali, canxi… thay đổi thì sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

3.7. Chẩn đoán tình trạng nhiễm độc

Chẩn đoán nhiễm độc thuốc như digoxin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…

4. Cơ chế hoạt động của tim và điện tâm đồ

Tim người có 4 buồng để tiếp nhận và bơm máu gồm 2 phần nhỏ ở phía trên gọi là tâm nhĩ và 2 phần dưới lớn hơn gọi là tâm thất. Máu theo tĩnh mạch từ các bộ phận trong cơ thể trở về tâm nhĩ phải và máu từ phổi trở về tâm nhĩ trái. Tâm nhĩ trái bóp sẽ bơm máu vào tâm thất trái, còn tâm nhĩ phải bơm máu vào tâm thất phải.

Sau đó, tâm thất phải sẽ bóp để bơm máu theo tĩnh mạch lên phổi còn tâm thất trái bóp sẽ bơm máu về cơ quan cơ thể. Tim có khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự như thế nhờ có mạng lưới những tế bào dẫn điện đặc biệt nằm trong cơ tim.

Trong nhĩ phải có nút xoang chứa những tế bào có chức năng tạo ra xung điện. Xung điện này truyền ra các cơ chung quanh để co bóp hai tâm nhĩ (tạo thành sóng P trên điện tâm đồ).

Khi có dòng điện được truyền theo một chuỗi tế bào đặc biệt xuống buồng liên thất ở gần vách nhĩ thất, rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách nhĩ thất truyền đến các cơ lân cận (tạo ra loạt sóng QRS) khiến hai tâm thất co bóp. Sau đó, lượng xung điện giảm dần khiến tâm thất dãn ra (tạo thành sóng T).

Tóm lại, cơ chế hoạt động điện tâm đồ như sau: Mỗi tế bào trong cơ tim sẽ tạo ra một xung điện khi tim hoạt động và các xung điện sẽ truyền qua tim theo một hệ thống truyền dẫn và được điện tâm đồ ghi nhận lại thành những tín hiệu điện.

5. Cần lưu ý gì khi tiến hành đo điện tâm đồ?

Bạn cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh, tiền sử bệnh bản thân và gia đình, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và các vấn đề trong cuộc sống, những loại thuốc đang dùng.

Có thể đo huyết áp vào bất kỳ thời gian nào và không cần nhịn ăn trước khi đo. Trước khi đo cần cởi hết các đồ trang sức bằng kim loại ra khỏi người. Nếu có lông trên ngực hay các vùng da cần gắn điện cực thì kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn cạo lông.

Trong khi đo, bạn được yêu cầu nằm thả lỏng, im lặng và hít thở bình thường. Điện cực được dán ở ngực, tay chân bạn và kết nối với máy ghi nhận tín hiệu điện từ tim và biểu hiện thành dạng sóng trên giấy.

Tổng thời gian đo chỉ mất vài phút. Bạn có thể hoạt động bình thường sau khi thực hiện đo điện tâm đồ. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định đo ECG nhiều lần vào các mốc giờ khác nhau ở mỗi bệnh nhân cụ thể.

6. Hướng dẫn mắc điện tâm đồ đúng cách

Người bệnh cần thăm khám tại các bệnh viện uy tín, có đầy đủ thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa và các kỹ thuật viên kinh nghiệm sẽ thực hiện mắc điện tâm đồ nhanh chóng và an toàn cho bệnh nhân.

Mắc điện tâm đồ cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Đo điện tâm đồ cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

6.1. Hướng dẫn chi tiết về cách mắc điện tâm đồ

Sẽ có 10 điện cực được dán trên ngực, tay và chân của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân là nam, lông ngực nhiều thì cần cạo sạch để đảm bảo chất lượng nối điện cực. Đồng thời, nơi đặt điện cực phải được làm sạch bằng cồn. Cần cài đặt đúng cách để đảm bảo kết quả chính xác:

– Màu đỏ phải được gắn vào cánh tay phải

– Màu vàng gắn liền với tay trái.

– Màu đen được gắn vào chân phải.

– Màu xanh lá cây được gắn vào phần chân trái.

– 6 điện cực ngực cần được đặt chính xác giữa các cơ liên sườn theo chỉ định của bác sĩ.

6.2. Lưu ý khi mắc điện tâm đồ

Sau khi gắn các điện cực vào đúng vị trí, cần lưu ý đặt bệnh nhân nằm ngửa và nằm dưới các điện cực để tránh tăng lực căng lên các dây dẫn. Máy tính sẽ hiển thị các xung điện đi qua tim.

Phải mất vài phút để gắn các điện cực vào đúng vị trí, nhưng chỉ mất vài giây để có được kết quả đồ họa. Hoặc, bác sĩ của bạn có thể thực hiện đo điện tâm đồ, kiểm tra Holter, để kiểm tra hoạt động điện của tim trong vòng 1 đến 2 ngày.

Sau điện tâm đồ, bệnh nhân có thể tiếp tục các hoạt động bình thường. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm một số loại điện tâm đồ khác hoặc siêu âm tim… để chẩn đoán chính xác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital