Lý giải bệnh lý viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm tiết niệu khi mang thai là bệnh lý thường gặp của các mẹ bầu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như thai kỳ. Vậy nguyên nhân của viêm đường tiết niệu là gì, bệnh có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc từ đó có biện pháp phòng tránh, điều trị hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh lý viêm đường tiết niệu 

1.1 Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là khái niệm chỉ tình trạng bệnh lý được gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, bắt đầu từ thận (nơi nước tiểu được tạo ra) – ống niệu quản dẫn nước tiểu xuống bàng quang (nơi nước tiểu được tích tụ) – kết thúc bởi ống niệu đạo (ống ngắn đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể).

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn đặc biệt là trong 6 tháng đầu thai kỳ bởi lúc này sức đề kháng của mẹ bị suy giảm tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công.

Viêm đường tiết niệu là khái niệm chỉ tình trạng bệnh lý được gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Viêm tiết niệu khi mang thai là khái niệm chỉ tình trạng bệnh lý được gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

1.2 Các dạng viêm đường tiết niệu khi mang thai thường gặp

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ bầu, trong đó có 3 loại viêm đường tiết niệu khi mang thai mà các mẹ bầu cần hết sức lưu ý là:

  • Nhiễm trùng bàng quang: Vi khuẩn sẽ trú ngụ trong bàng quang và sinh sôi, nảy nở trong đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm và tạo nên những biểu hiện khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ đã quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 20 đến 50.
  • Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn sẽ đi từ bàng quang lên ống niệu quản và gây ra viêm nhiễm thận. Nhiễm trùng thận sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Những biến chứng của nó có thể kể đến là: nguy cơ sinh non, hoặc nguy hiểm hơn là suy thai.
  • Nhiễm trùng tiểu nhưng không có triệu chứng: đây là hiện tượng mà đường tiểu có vi khuẩn tồn tại. Nhiễm trùng đường tiểu không nguy hiểm với những phụ nữ không mang thai, tuy nhiên với những phụ nữ đang trong thai kỳ thì lại sẽ khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Do vậy, đây là lý do mà mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên trong thai kỳ của mình.

1.3 Những dấu hiệu của viêm tiết niệu khi mang thai

Tùy theo tình trạng của bệnh mà mẹ bầu sẽ có các triệu chứng thể hiện khác nhau. Những triệu chứng ban đầu của viêm đường tiết niệu thường không rõ ràng và mẹ thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu có thai.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp viêm niệu đạo và viêm bàng quang mẹ sẽ gặp các triệu chứng rõ ràng như sau:

  • Mẹ có cảm giác buốt, rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu khó và đôi khi khó khăn khi khi rặn tiểu.
  • Cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
  • Khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy xuất hiện nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, có thấy hồng cầu niệu.
  • Nặng hơn, nếu bị viêm bể thận:  niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng viêm bể thận cấp với các biểu hiện cụ thể như: mẹ sốt cao, rét run, mạch đập nhanh, nước tiểu xuất hiện máu.
  • Mẹ bầu có cảm giác đau lưng, có thể là những cơn đau âm ỉ hoặc có thể là những cơn đau dữ dội
  • Cảm giác buồn nôn và chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé, nguy hiểm hơn là nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc nhẹ cân.

2. Tổng hợp những nguyên nhân gây viêm tiết niệu khi mang thai

Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trở nên nặng nề, khối lượng cơ tử cung dần tăng lên và chèn ép và đường tiết niệu, gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Lúc này, nước tiểu có xu hướng bị tràn ngược vào từ bàng quang lên niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Bên cạnh đó, thói quen uống ít nước sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc, ứ đọng và trào ngược dễ gây ra viêm đường tiết niệu.

Vi khuẩn xâm nhập và đường niệu đạo và gây viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ xâm nhập vào bàng quang và gây ra viêm bàng quang qua đường niệu quản, gây viêm bể thận.

Sự thay đổi hormone: Khi mang thai, lượng hormone thai kỳ thay đổi làm giãn trương lực cơ niệu quản, chậm dòng chảy của nước tiểu. Sự thay đổi này làm nước tiểu bị mất nhiều thời gian hơn để đi qua đường tiết niệu, khiến cho vi khuẩn có nhiều thời gian để sinh sôi, phát triển.

Sự chèn ép tử cung lên bàng quang khiến cho mẹ bầu mỗi lần đi vệ sinh khó có thể tống hết nước tiểu trong bàng quang. Nước tiểu còn sót lại trở thành nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. 

Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây ra viêm tiết niệu khi mang thai.

3. Cách điều trị và phòng tránh viêm tiết niệu khi mang thai hiệu quả

3.1 Điều trị viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu

Đối với những mẹ bầu bị viêm nhiễm đường tiết niệu hay viêm bàng quang, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp để mẹ bầu có thể sử dụng tại nhà. Sau khi kết thúc đợt điều trị, mẹ cần quay lại viện để tiến hành xét nghiệm và theo dõi các chỉ số. Với tình trạng viêm thận, bể thận cấp, mẹ bầu cần phải nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có sự chăm sóc sát sao của bác sĩ Sản khoa để theo dõi thai nhi. Trong trường hợp nặng, có nguy cơ sảy thai thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ sử dụng thuốc chống co bóp tử cung để phòng tránh những nguy cơ xấu xảy ra với cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

3.2 Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu

Mẹ bầu có thể hoàn toàn chủ động để phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai bằng các phương pháp sau đây.

  • Tiến hành kiểm tra, khám thai định kỳ
  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ theo từng mốc khám thai
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt uống nhiều nước
  • Mẹ tuyệt đối không nên nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu
  • Khi đi đại tiện hay đi tiểu mẹ cần tuân thủ lau từ trước ra sau, không lau từ sau ra trước để tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn ngược lên.
  • Nếu mẹ bị viêm âm đạo, viêm tử cung thì cần điều trị để tránh lây sang đường tiết niệu.
Để phòng tránh viêm đường tiết niệu mẹ cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ theo từng mốc khám thai

Để phòng tránh viêm đường tiết niệu mẹ cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ theo từng mốc khám thai

  • 4. Giải đáp thắc mắc: Viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Tùy theo từng cơ quan bị viêm nhiễm và mức độ bị bệnh mà bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ nguy hiểm của viêm đường tiết niệu với mẹ bầu.

Bệnh viêm đường tiết niệu nói chung đều gây ảnh hưởng nhất định tới thai kỳ và sức khỏe của mẹ. Nếu không được xử lý và điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể nguy hiểm và ảnh hưởng tới tính mạng.

Sau đây là những biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu đối với mẹ bầu như: nguy cơ viêm bàng quang cấp, viêm thận cấp, suy thận, tiền sản giật, cao huyết áp….

Để kiểm soát và phòng tránh những biến chứng của viêm đường tiết niệu, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa để được bác sĩ điều trị và theo dõi thai kỳ. Đặc biệt, mẹ cần tiền hành kiểm tra nước tiểu định kỳ tối thiểu 3 tháng/lần để theo dõi và tầm soát, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn mà mẹ có thể gặp phải.

Viêm đường tiết niệu không quá nguy hiểm nếu mẹ bầu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Viêm đường tiết niệu sẽ không quá nguy hiểm nếu mẹ bầu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Viêm đường tiết niệu hoàn toàn không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát tốt nếu mẹ bầu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu hãy tuân thủ các mốc khám thai, xét nghiệm thai kỳ, xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Đây chính là bí quyết đơn giản để phòng tránh viêm đường tiết niệu hiệu quả, an toàn. Chúc mẹ bầu

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital