Lợi ích của vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là việc làm quan trọng để phụ nữ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Việc tiêm phòng vacxin giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung và phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả.

1. Ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung tới sức khỏe phái nữ

Ung thư cổ tử cung là loại bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô vảy hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất bình thường dẫn tới hình thành khối u trong cổ tử cung. Các khối u này phát triển một cách mất kiểm soát, xâm lấn và tác động tới cơ quan xung quanh.

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do virus HPV lây lan qua đường tình dục. Nếu căn bệnh này không được phát hiện và điều trị sớm có thể phát triển dẫn tới nhiều nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bệnh. Ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung tới sức khỏe của phụ nữ có thể kể tới như:

– Chảy máu thất thường: Khi các khối u xâm lấn vào sâu trong âm đạo hoặc di căn tới ruột, bàng quang gây chảy máu và người bệnh có thể đi tiểu lẫn máu.

– Suy thận: Một số trường hợp bệnh tiến triển, ung thư có thể gây chèn ép niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận và gây ra tình trạng thận ứ nước.

– Đau đớn dữ dội: Giai đoạn đầu, tình trạng đau này chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nếu ung thư di căn vào các dây thần kinh, xương, cơ… sẽ gây đau dữ dội.

– Vô sinh: Ảnh hưởng lớn nhất đó là các khối u phát triển sẽ xâm lấn và tác động mạnh mẽ tới cổ tử cung. Trong một số trường hợp, để điều trị dứt điểm, đảm bảo tính mạng của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt hoàn toàn tử cung và buồng trứng. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh bị mất đi thiên chức làm mẹ.

ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV lây lan qua đường tình dục

2. Lợi ích của vacxin trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Việc tiêm vacxin ung thư cổ tử cung là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh lý này đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục. Ngoài việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, việc tiêm phòng ngừa cũng đem lại một số lợi ích khác như:

– Tạo ra kháng thể để cơ thể chống lại sự tấn công của virus.

– Tránh được các loại virus HPV gây mụn cóc sinh dục.

– Phòng ngừa một số bệnh lý khác như: Ung thư âm hộ, ung thư hậu môn…

– Phòng ngừa lây nhiễm virus HPV từ mẹ sang con.

vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung giúp hạn chế lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục

3. Những thông tin khác cần biết về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

3.1. Lịch tiêm vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Theo khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung sớm sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối loại virus này. Loại vacxin này được chỉ định cho trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi hoặc từ 10 – 25 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hoặc các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, các bệnh lý do nhiễm virus HPV. Lịch tiêm vacxin tùy thuộc vào loại vacxin mà bạn lựa chọn tiêm. Cụ thể:

Vacxin Gardasil

Có tác dụng phòng ngừa 4 type HPV (type 6, 11, 16 và 18) phổ biến thường gặp ở phụ nữ và gây ra một số bệnh phụ khoa.

Độ tuổi sử dụng loại vacxin này nằm trong khoảng 9 đến 26 tuổi. Với loại vacxin này cần tiêm đủ 3 mũi theo lịch tiêm như sau:

– Mũi đầu tiên: Tiêm trong thời gian sớm nhất trong khoảng 9 đến 26 tuổi.

– Mũi thứ 2: Tiêm cách mũi đầu thời gian là 2 tháng.

– Mũi thứ 3: Tiêm cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Vacxin Cervarix

Với loại vacxin này có tác dụng phòng ngừa 2 type HPV phổ biến 16 và 18.

Độ tuổi sử dụng loại vacxin này được giới hạn từ 10 đến 25 tuổi. Lịch tiêm của loại vacxin này như sau:

– Mũi thứ nhất: Nên tiêm sớm trong khoảng thời gian được giới hạn.

– Mũi thứ 2: Tiêm cách mũi đầu tiên thời gian là 1 tháng.

– Mũi thứ 3: Tiêm cách mũi thứ nhất thời gian là 6 tháng.

3.2. Đối tượng nên và không nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nữ giới nên chủ động tham gia tiêm ngừa ung thư cổ tử cung để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Đối tượng nên tiêm

– Trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi 9 đến 26 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục nên tiêm để vacxin phát huy hiệu quả tối đa.

– Đối với nữ giới quá 26 tuổi, đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vacxin HPV, tuy nhiên hiệu quả của mũi tiêm sẽ giảm.

Đối tượng không nên tiêm

– Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc vẫn đang cho con bú. Phụ nữ có ý định trong vòng 6 tháng tới.

– Phụ nữ đang mắc các bệnh mạn tính mức độ nặng.

– Phụ nữ quá mẫn cảm hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin ở lần tiêm trước.

– Nếu mang thai sau khi đã tiêm mũi 1, bạn nên đợi tới khi sinh xong rồi tiếp tục hoàn thiện mũi thứ 2 và 3 theo chỉ định của bác sĩ.

vacxin ung thư tử cung

Chủ động tham gia tiêm ngừa ung thư cổ tử cung để đạt hiệu quả tối ưu nhất

3.3. Tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp sau tiêm vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Đối với bất kỳ loại vacxin nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ do chưa tương thích được với cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung có thể gặp gồm:

– Phản ứng tại chỗ: Đau, sưng, tấy đỏ ngay tại vị trí tiêm.

– Phản ứng toàn thân: Đau đầu, đau cơ, hoa mắt, chóng mặt, đau khớp, triệu chứng về đường tiêu hóa (nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…), nổi mề đay…

Những tác dụng phụ trên là bình thường có thể gặp phải ở một số người nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu những dấu hiệu trên không thuyên giảm sau khoảng 1 đến 3 ngày thì nên chủ động tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung được đánh giá an toàn và hạn chế tối đa tình trạng ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vì vậy, chủ động tiêm ngừa sớm trong độ tuổi khuyến cáo giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận được giải đáp sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital