Lở loét bao tử: Cảnh báo các biến chứng nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Lở loét bao tử (hay bệnh loét bao tử) là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 50. Bệnh xảy ra trong thời gian dài, không được chữa trị có thể biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể bị hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày

1. Về bệnh loét bao tử 

Lở loét bao tử là vấn đề tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Ước tính 26% dân số nước ta mắc bệnh lý này và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

Bệnh gây ra các tổn thương viêm loét tại niêm mạc dạ dày, đặc trưng bởi các cơn đau vùng thượng vị. Người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội hoặc âm ỉ tùy vào mức độ viêm loét. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác như: ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệng… Trong những đợt loét tiến triển, bệnh nhân còn có thể bị sút cân không rõ nguyên nhân.

Loét bao tử xảy ra do nhiều nguyên, trong đó nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được xác định là tác nhân chủ yếu. Một số nguyên nhân khác như lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, ảnh hưởng của thuốc hóa trị, xạ trị, thiếu máu,… Bên cạnh đó, tiền sử gia đình, thói quen ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, uống rượu bia, căng thẳng thần kinh kéo dài,… cũng là các yếu tố nguy cơ dẫn tới chứng bệnh này.

Vi khuẩn HP là tác nhân chủ yếu gây lở loét bao tử

Vi khuẩn HP là tác nhân chủ yếu gây lở loét bao tử

2. Các biến chứng bệnh gây ra do loét bao tử

Loét bao tử ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh được thăm khám và có phác đồ điều trị chính xác. Ngược lại, người bệnh không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2.1 Lở loét bao tử dẫn đến hẹp môn vị

Tình trạng viêm loét kéo dài khiến niêm mạc dạ dày thường xuyên bị phù nề và bắt đầu hình thành các vết sẹo. Càng nhiều sẹo được tạo thành, lòng ống tiêu hóa càng bị thu hẹp. Lúc này, quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn khi di chuyển qua môn vị, hành tá tràng. Người bệnh bị hẹp môn vị sẽ gặp tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội, có thể dẫn đến mất nước, suy kiệt. Về lâu dài, bệnh nhân có thể bị sụt cân, cơ thể trở nên xanh xao, mệt mỏi.

2.2 Xuất huyết tiêu hóa 

Xảy ra ở 15 – 20% bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày.  Axit dạ dày càng bào mòn, các vết loét càng sâu và gây tổn thương tới các tế bào, mạch máu. Điều này gây tình trạng chảy máu ống tiêu hóa, đặc trưng bởi triệu chứng nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen. Biến chứng có thể đi kèm các cơn đau thượng vị dữ dội, bụng cứng, đổ mồ hôi lạnh…

Người bệnh bị chảy máu tiêu hóa nhiều có thể dẫn đến mất máu, nguy hiểm đến tính mạng.

2.3 Thủng dạ dày 

Là biến chứng có khả năng xảy ra đột ngột, khiến người bệnh không kịp phản ứng. Các triệu chứng bao gồm: đau bụng dữ dội như dao đâm, đau ngay cả khi thở, bụng gồng cứng, cơ thể mất sức, tụt huyết áp… Ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu này, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu. Nếu không được can thiệp kịp thời, thủng dạ dày có thể dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong. 

2.4 Ung thư dạ dày – biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng lở loét bao tử 

Tình trạng ung thư hóa chủ yếu được chẩn đoán ở bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày trên 10 năm với tỷ lệ từ 5 – 10%. Các dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn đầu khá mơ hồ, dễ nhầm lẫn với triệu chứng viêm loét dạ dày thông thường nên thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này thời gian sống thêm từ 5 -10 năm của người bệnh không cao. Để dự phòng biến chứng ung thư dạ dày, cách duy nhất là tiến hành khám tiêu hóa tổng quát định kỳ và sàng lọc ung thư. 

Ung thư dạ dày là biến chứng có tỷ lệ tử vong cao

Ung thư dạ dày là biến chứng có tỷ lệ tử vong cao

3. Người bệnh cần làm gì?

3.1 Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt

Ngay khi phát hiện các bất thường tại hệ tiêu hóa, điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện là đánh giá lại chế độ sinh hoạt hiện tại của bản thân, từ đó có những điều chỉnh nhằm duy trì các thói quen có lợi cho tiêu hóa và hạn chế các thói quen gây hại dạ dày.

Người bệnh nên thực hiện chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ nhằm hạn chế áp lực lên dạ dày. Đặc biệt, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói và tuyệt đối không bỏ bữa.

Tăng cường các thực phẩm có lợi cho dạ dày như ngũ cốc, rau củ quả, tinh bột, đạm dễ tiêu,… để trung hòa axit dạ dày.

Hạn chế tối đa các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị nặng và tránh xa rượu bia, thuốc lá.

Đặc biệt, bệnh nhân cũng nên có kế hoạch rèn luyện hợp lý. 30 phút thể dục mỗi ngày có thể mang lại những thay đổi tích cực đối với sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn. 

Duy trì giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thư giãn cũng là bí kíp phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả.

Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm áp lực lên dạ dày

Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm áp lực lên dạ dày

3.2 Chú ý thăm khám sức khỏe

Bên cạnh việc điều chỉnh và duy trì các chế độ sinh hoạt khoa học, người bệnh khi phát hiện các triệu chứng nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có các phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Đặc biệt lưu ý, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc ngoài thị trường khi không có sự tham khảo bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc không đúng bệnh, các loại thuốc không đảm bảo tiêu chuẩn có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, thậm chí khiến bệnh tăng nặng. Ngoài ra khi đến thăm khám chuyên khoa, người bệnh cần nên chú ý đúng giờ, mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết cũng như các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có sự đối chiếu và tư vấn chính xác.

Tình trạng lở loét dạ dày có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người bệnh. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm chấm dứt căn bệnh này. Sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tiêu hóa và các công nghệ hiện đại, Thu Cúc TCI là sự lựa chọn hợp lý để bạn gửi gắm sức khỏe hệ tiêu hóa lâu dài. Liên hệ ngay tới hotline 1900 5588 92 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital