Tầm soát ung thư vú là việc làm rất cần thiết đối với sức khỏe nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng khi nhận phải kết quả tầm soát ung thư vú không như mong đợi. Tuy nhiên, dù là kết quả như thế nào thì bạn vẫn cần phải bình tĩnh và lắng nghe tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư vú – Bước thiết lập lá chắn cho sức khỏe
Bắt đầu từ 20 tuổi, nữ giới nên chủ chủ động đi kiểm tra, sàng lọc ung thư vú. Hàng năm, việc làm này cần được thực hiện ít nhất 1 lần. Duy trì tầm soát ung thư vú định kỳ giúp:
– Xác định bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú hay không?
– Phát hiện các tổn thương ở vú ở giai đoạn sớm. Bởi chính giai đoạn này, các dấu hiệu chưa rõ ràng. Thậm chí có trường hợp không bộc lộ triệu chứng.
– An tâm với tỷ lệ điều trị thành công tới 99%, khi tế bào ung thư chưa kịp phát triển.
– Điều trị nhẹ nhàng – nhanh chóng. Không tốn nhiều công sức cũng như chi phí trong quá trình điều trị bệnh.
– Phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
– Nhận tư vấn về các cách thức phòng ngừa ung thư, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh nhất.
Khi đi tầm soát ung thư vú, nữ giới sẽ thực hiện lần lượt các bước khám sau:
– Khám vú.
– Làm xét nghiệm máu.
– Chụp X-quang tuyến vú 2 bên.
– Siêu âm tuyến vú.
2. Sau khi có kết quả tầm soát ung thư vú cần làm gì?
Ở bước nhận kết quả tầm soát ung thư vú, có thể chia thành 2 trường hợp:
2.1. Kết quả tầm soát ung thư vú khả quan
Nếu kết quả khám vú, chẩn đoán hình ảnh không có gì bất thường. Đồng thời chỉ số xét nghiệm chỉ điểm khối u CA 15-3 < 30 U/ml cho thấy tình trạng sức khỏe bình thường. Bạn yên tâm phần nào về việc ung thư vú chưa ghé thăm.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan về kết quả này. Bởi nhiều trường hợp sau khi nhận được kết quả tốt, thời gian sau không có sự quan tâm tới sức khỏe và ngó lơ các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Chính sự mặc định “mình vẫn đang khỏe mạnh” là nguyên nhân nảy sinh ung thư vú về sau.
Do đó, bạn cần duy trì lịch tầm soát ung thư vú hàng năm để kiểm tra, theo dõi. Trong khoảng thời gian không thăm khám, cơ thể sẽ có rất nhiều những biến đổi mà chính bản thân bạn không hề hay biết. Việc tới cơ sở y tế để tầm soát là cách bạn theo dõi sức khỏe của mình cũng như thiết lập lá chắn ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhất.
2.2. Kết quả tầm soát ung thư vú không khả quan
Hoảng sợ, lo lắng, bất an,…là những cảm xúc thường thấy ở những người nhận lấy kết quả không khả quan. Tuy nhiên, chính sự lo lắng quá mức, mất bình tĩnh này khiến cho việc tiếp nhận điều trị bệnh về sau trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Thay vào đó, cần thật bình tĩnh và lắng nghe chẩn đoán từ bác sĩ. Nếu khối u mới khởi phát, chưa phát triển thì hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp với điều chỉnh lối sống – sinh hoạt để nhanh chóng cải thiện bệnh,
Sức khỏe thể chất chỉ có thể khỏe mạnh khi tinh thần luôn lạc quan. tích cực. Vì vậy, thay vì ủ rũ đón nhận kết quả không mong muốn thì hãy đối mặt với nó. Lắng nghe “tiếng nói” của cơ thể mỗi ngày và thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ có vậy mới nhanh chóng sức khỏe dần trở nên tốt hơn, phòng ngừa các biến chứng mà ung thư gây ra.
3. Các cách dự phòng ung thư vú hiệu quả
Sau khi biết được kết quả tầm soát ung thư vú, bạn cũng cần kết hợp với các cách sau để tăng hiệu quả dự phòng bệnh:
– Bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn của mình. Không ăn quá nhiều chất béo.
– Hướng đến 1 lối sống lành mạnh: không rượu bia, không thuốc lá,…
– Thường xuyên kiểm tra vùng ngực tại nhà xem có sưng đau, nổi hạch bất thường hay không
– Ghi nhớ lịch tái khám sàng lọc ung thư vú định kỳ để không bỏ lỡ thời điểm vàng phát hiện bệnh.
Nhiều chị em vẫn còn loay hoay chưa chọn được địa chỉ thăm khám uy tín cho riêng mình. Bởi 1 cơ sở tốt sẽ đem tới kết quả sàng lọc ung thư chính xác nhất. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo qua các bệnh viện công hoặc tư nhân tùy yêu cầu. Trong đó, Hệ thống y tế Thu Cúc là cái tên sáng giá mà bạn không nên bỏ qua.
Gói khám tầm soát ung thư được xây dựng đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Cơ hội trải nghiệm thăm khám với hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu hiện nay. Như là: máy chụp X-quang vú, máy xét nghiệm tự động, máy siêu âm chất lượng cao,… Bên cạnh đó, các bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, tư vấn sẽ giúp bạn thêm yên tâm và hạn chế những lo lắng chủ quan.
Trên đây là thông tin gửi tới bạn những điều cần lưu ý khi sau khi tiếp nhận kết quả tầm soát ung thư vú của mình. Hy vọng bài viết hữu ích và đem tới cái nhìn tích cực hơn bạn nhé.