Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đỗ Thị Hương 

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Chào bác sĩ! Con trai tôi được 22 tháng tuổi. Cháu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài thường xuyên đến cả tuần mỗi đợt. Sau khi khỏi lại bị tái phát. Lúc thì tiêu chảy, lúc lại bị nôn trớ và hay bị nôn vào ban đêm. Phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, thưa bác sĩ? (Nguyễn Thanh Hương – Thạch Thất, Hà Nội).

Trả lời: 

Bạn Nguyễn Thanh Hương thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới bộ phận tư vấn sức khỏe của Bệnh viện Thu Cúc. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Ở trẻ thường có bốn dạng rối loạn tiêu hóa chính: nôn trớ, tiêu chảy, chán ăn và ăn không tiêu, táo bón. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

– Do trẻ chưa tự ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc.

– Do môi trường sinh hoạt, thức ăn và người chăm sóc trẻ không đảm bảo vệ sinh cần thiết.

– Do hệ tiêu hóa ở trẻ còn non yếu, sức đề kháng còn chưa đủ mạnh để chống chọi với sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Do thói quen của trẻ như: ngậm, mút, cắn đồ vật, từ đó cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài?

Trong trường hợp, trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa trên trong 1 – 2 ngày, nhưng trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, không có triệu chứng của bệnh lý khác kèm theo thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và hồi phục. Nhưng nếu tình trạng trên kéo dài từ 3 ngày trở lên và chưa có biểu hiện giảm bệnh, khi đó trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và cần được đưa đến bệnh viện khám ngay.

Tại bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ khám để chẩn đoán bệnh, tìm ra căn bệnh cụ thể, sau đó chữa trị theo phác đồ của bệnh đó. Việc tự ý cho trẻ uống thuốc là không nên vì có thể sai bệnh, sai thuốc. Tự cho trẻ dùng men vi sinh cũng không thể xử lý bệnh triệt để và phù hợp hoàn toàn. Chẳng hạn, nếu trẻ bị đi ngoài do bệnh kiết lỵ thì phải uống kháng sinh. Dùng men vi sinh trong trường hợp này sẽ vô tác dụng.

Với trẻ bị tiêu chảy, điều trị chủ yếu bổ sung nước và điện giải, hạ sốt, an thần và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh.

Với bệnh táo bón, bạn nên phòng và ngăn bệnh cho trẻ bằng cách: tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Những ngày đầu trẻ chưa quen, nhưng cha mẹ cần kiên trì, cho trẻ đi đại tiện đúng giờ. Nên cho trẻ ngồi vào bô trong khoảng 10-15 phút. Thường sau khoảng vài tuần có thể hình thành thói quen đi ngoài khoa học.

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối một ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital