Chúng ta thường nghe hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư 14 của pháp luật. Vậy thực chất thông tư này là như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về thông tư 14 và khám sức khỏe doanh nghiệp
Tới nay, khám sức khỏe định kỳ là phương thức hiệu quả nhất nhằm nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Về phía pháp luật, thông tư 14 có mối liên hệ như thế nào tới hoạt động này?
1.1. Khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư 14 là gì?
Thông tư 14, thực chất là thông tư 14/2013/TT-BYT do bộ trưởng Bộ Y tế ban hành vào 06/5/2013. Trong đó có đề cập rõ về quyền lợi được khám sức khỏe với những đối tượng:
– Người Việt Nam đang sống tại Việt Nam
– Người ngoại quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam cần khám sức khỏe để phục vụ quá trình phỏng vấn tuyển dụng, làm việc
– Khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần hàng năm
– Người khám sức khỏe để tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề,…
Trong thông tư cũng hướng dẫn chi tiết về cách làm hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe, điều kiện của cơ sở đạt yêu cầu khám, phân loại và nội dung khám sức khỏe. Từ đó mọi người hoàn toàn nắm rõ quyền lợi cũng như cách thức thực hiện quá trình tầm soát sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đối với doanh nghiệp, khi tổ chức khám tổng quát định kỳ cho người lao động sẽ cần tuân thủ theo những quy định mà thông tư 14 đưa ra. Lãnh đạo sẽ áp dụng thông tư để lựa chọn cơ sở y tế, hay gói khám, và thực hiện quy trình khám đúng đắn theo pháp luật.
1.2. Có cần thiết khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư 14?
Không chỉ thông tư 14, rất nhiều văn bản pháp luật Việt đã khẳng định rằng: Doanh nghiệp có trách nhiệm bắt buộc khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động. Việc tổ chức khám theo thông tư mang lại nhiều lợi ích cho cả người công ty và nhân viên.
Doanh nghiệp
Có văn bản hướng dẫn, doanh nghiệp dễ dàng phối hợp với cơ sở y tế khám theo đúng, đủ quy trình, đầy đủ danh mục. Nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực được đảm bảo. Mối quan hệ giữa công ty và người lao động trở nên gắn kết hơn. Đây cũng là điểm cộng cho doanh nghiệp khi các ứng viên xuất sắc lựa chọn nơi làm việc.
Nhân viên
Với người lao động, được khám định kỳ cụ thể, rõ ràng giúp nâng cao thể chất và sức khỏe. Hiệu quả làm việc được nâng cao, bệnh nghề nghiệp được phát hiện và điều trị kịp thời giúp cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.
2. Khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư 14 gồm những nội dung gì?
Mỗi gói tầm soát tổng quát của từng công ty sẽ có sự khác biệt. Nó tùy vào yêu cầu, tình hình tài chính hay đặc thù công việc mỗi nơi. Tuy nhiên, theo thông tư 14, gói sẽ cần tối thiểu đảm bảo những danh mục sau:
2.1. Khám lâm sàng
Người lao động sẽ lần lượt khám tổng quát, đo thông số cơ bản và khám chuyên khoa cùng bác sĩ gồm:
– Lấy thông tin chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, nhịp tim,…
– Khám nội: Thăm khám hệ tim phổi, tiết niệu, tiêu hóa, khám nội chung,…
– Khám ngoại: Kiểm tra các vấn đề về vận động, hệ cơ xương khớp,…
– Tai mũi họng: Tầm soát chức năng, phát hiện bệnh lý tai mũi họng
– Da liễu: Phát hiện các vấn đề viêm nhiễm da
– Mắt: Đo thị lực, sàng lọc các chứng cận, viễn, loạn, mù màu,…
– Răng hàm mặt: Kiểm tra các bất thường về răng, nướu, lợi
2.2. Khám cận lâm sàng
Danh mục này sẽ gồm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng các cơ quan bên trong.
Người lao động được lấy mẫu máu, và nước tiểu để bác sĩ phân tích và chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho phép theo dõi các bệnh liên quan tới đường tiết niệu, đái tháo đường,… Mẫu máu cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu trong máu, tầm soát chứng u máu, thiếu máu, mỡ máu, đường huyết,…
Để kiểm tra chức năng tim phổi cùng phát hiện các bệnh lý như lao phổi, K phổi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang tim phổi thẳng. Hình ảnh chụp là cơ sở để quan sát và kết luận.
Khi tổng hợp kết quả, đọc báo cáo và đánh giá sức khỏe cho từng người, bác sĩ sẽ cho lời khuyên kèm tư vấn riêng để cải thiện các bất thường, giúp người lao động ổn định và đảm bảo sức khỏe hơn.
3. 02 thắc mắc phổ biến của người lao động về khám định kỳ doanh nghiệp
Đây là những câu hỏi mà mỗi người trước khi khám tổng quát công ty đều đắn đo.
3.1. Chi phí khám sức khỏe doanh nghiệp do ai chi trả?
100% các khoản phí tổ chức hay khám định kỳ tại công ty sẽ do chính công ty đó chi trả. Người lao động hoàn toàn yên tâm tầm soát mà không phải bỏ bất cứ chi phí nào. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu khám các danh mục phát sinh ngoài gói khám sẽ cần thanh toán khoản phí này.
3.2. Người lao động không khám định kỳ công ty có bị phạt không?
Nếu doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt sẽ tùy vào số nhân viên không được khám sức khỏe từ 2 tới 20 triệu đồng. Điều này được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 21 và Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên trong khoản 2 của nghị định cũng loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động không muốn khám dù người sử dụng lao động đã tổ chức khám. Cụ thể, nếu vì bất cứ lý do cá nhân mà nhân viên không tham gia khám định kỳ, cả người lao động và công ty sẽ không bị xử phạt.
Qua những thông tin trên, hy vọng cả người lao động và người sử dụng lao động đã hiểu rõ được vấn đề chính của việc khám doanh nghiệp theo thông tư 14. Từ đó áp dụng chính xác, hiệu quả và triệt để.