Hiện tượng rong kinh máu cục phải điều trị ra sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rong kinh máu cục là tình trạng xảy ra do nhiều nguyên nhân: rối loạn nội tiết tố, do mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, sử dụng các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài,…Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ về chủ đề này và các phương pháp điều trị phù hợp nhé.

1. Hiện tượng rong kinh ra máu cục ở phụ nữ – Khái niệm và nguyên nhân

1.1. Khái niệm rong kinh máu cục là như thế nào?

Rong kinh là tình trạng xuất hiện khá phổ biến đối với chị em phụ nữ. Khi phụ nữ bị rong kinh, là minh chứng cho việc nội tiết tố phụ nữ hoặc cơ thể đang gặp vấn đề rối loạn, mất cân bằng. Theo các chu kỳ kinh nguyệt bình thường, mỗi tháng chúng sẽ xuất hiện 1 lần, cùng với lượng máu kinh ở trong khoảng từ 50 – 70ml, và thường kéo dài từ 5 – 7 ngày liên tục. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị rong kinh, thì thời gian kinh nguyệt xảy ra sẽ có thể kéo dài lên tới 10 ngày hoặc hơn. Lượng máu kinh nguyệt tiết ra những thời điểm này có thể nhiều quá 80ml/chu kỳ. Đi kèm với tình trạng rong kinh, chị em có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng dưới dữ dội,…

Hiện tượng rong kinh ra máu cục là việc máu kinh nguyệt chảy ra đi kèm với các cục máu bị đông lại. Các cục máu này cũng có thể là đặc trưng của việc nội tiết tố phụ nữ bị rối loạn. Lúc này, các loại chất chống đông máu trong cơ thể phụ nữ sẽ có xu hướng không đủ kiểm soát tình trạng rối loạn diễn ra. Từ đó, hình thành nên nhiều các cục máu đông có màu sắc đỏ sẫm cho tới màu nâu, đen.

Hiện tượng rong kinh máu cục là việc máu kinh nguyệt chảy ra đi kèm với các cục máu bị đông lại

Hiện tượng rong kinh ra máu cục là việc máu kinh nguyệt chảy ra đi kèm với các cục máu bị đông lại

Tình trạng rong kinh đi kèm với máu cục, máu đông sẽ là bình thường, có khả năng tự cân bằng nếu chúng không kéo dài quá lâu, máu cục xuất hiện ít, không đi kèm theo các dấu hiệu lạ khác. Nhưng trong trường hợp rong kinh kéo dài quá lâu, các cục máu xuất hiện nhiều, thì không loại trừ khả năng chị em đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc mắc một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

1.2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rong kinh máu cục?

Chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có thể có phương án điều trị và cải thiện phù hợp.

1.2.1. Phụ nữ có thời gian sử dụng nhiều các loại thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai được xem như một biện pháp giúp chị em phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chị em lạm dụng các loại thuốc tránh thai, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây ra tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt, rong kinh kéo dài đi kèm máu đông. Lúc này, chị em nên theo dõi sát sao sức khỏe của mình, nếu tình trạng rong kinh vẫn diễn ra thì cần xem xét đến việc dừng sử dụng thuốc để đổi sang sử dụng biện pháp tránh thai khác.

1.2.2. Quan hệ tình dục sai cách

Rất nhiều trường hợp chị em gặp tình trạng rong kinh kéo dài đi kèm với nhiều cục máu đông sau khi quan hệ tình dục. Lý giải cho điều này là việc quan hệ tình dục quá thô bạo, sai cách sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương trong khu vực tử cung, âm đạo của người phụ nữ. Từ đó, hiện tượng chảy máu âm đạo sẽ diễn ra. Nếu trong trường hợp chị em gặp tình trạng rong kinh kéo dài sau khi quan hệ, thì nên xem xét lại nguyên do này và có biện pháp giải quyết vấn đề.

1.2.3. Sản phụ mới sinh đẻ xong cũng có thể có rong kinh máu cục

Sau khi phụ nữ mới trải qua quá trình sinh con, lúc này tử cung có xu hướng co bóp nhiều để giúp tống đẩy hết sản dịch còn thừa ra bên ngoài qua đường âm đạo. Do đó, lúc này có thể sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn các cục máu đông. Theo thời gian, lượng sản dịch sẽ hết dần và tình trạng máu cục cũng sẽ thuyên giảm và biến mất. Hiện tượng này là sinh lý bình thường và hoàn toàn không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sản dịch kéo dài quá lâu đi kèm với việc có mùi hôi khó chịu, màu sắc bất thường, thì chị em nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra vấn đề.

Rong kinh máu cục có thể do các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Rong kinh ra máu cục có thể do các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

1.2.4. Nguyên nhân do mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Một số các loại bệnh lý phụ khoa mà phụ nữ có thể mắc phải đó là: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang,…Khi mắc các bệnh lý này, phụ nữ sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như lượng máu kinh nguyệt tiết ra. Lúc này, hiện tượng rong kinh đi kèm máu cục là một trong những dấu hiệu lạ mà chị em không nên xem thường. Chúng có thể là báo hiệu của tình trạng tổn thương ở khu vực tử cung, âm đạo, hay thậm chí là vòi trứng, đại tràng,…Chị em nếu gặp tình trạng này thì nên chủ động đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được siêu âm, kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

1.2.5. Chị em mắc bệnh rối loạn chức năng đông máu

Đối với những đối tượng chị em bị mắc bệnh lý này, thì cơ thể cũng thường xuyên xuất hiện việc máu kinh tiết ra nhiều hơn so với bình thường, đi kèm với đó là hiện tượng các cục máu đông nhiều hơn. Để chắc chắn nhất, chị em nên tìm đến các bệnh viện uy tín để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

2. Cần làm gì để chữa trị tình trạng rong kinh máu cục?

Để được kiểm tra xem tình trạng rong kinh máu cục của mình như thế nào và phương pháp điều trị ra sao, chị em nên chủ động đi thăm khám với bác sĩ sản khoa. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên, tư vấn và cách điều trị bệnh phù hợp.

2.1. Bác sĩ khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh

Rong kinh máu cục - Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và sức khỏe của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cho bệnh nhân cách điều trị phù hợp

Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và sức khỏe của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cho bệnh nhân cách điều trị phù hợp

Khi tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện bệnh, cũng như đưa ra những chẩn đoán về tình trạng bệnh lúc bấy giờ. Một số bước khám mà bác sĩ sẽ thực hiện cho bệnh nhân đó là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò, các loại xét nghiệm pap, sinh thiết phần nội mạc tử cung,…

Sau khi đã thực hiện các bước khám lâm sàng cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và các cách điều trị phù hợp.

2.2. Chỉ định phương án điều trị cho tình trạng rong kinh máu cục

Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và sức khỏe của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cho bệnh nhân cách điều trị phù hợp. Hiện tại, có 2 phương pháp chính để điều trị bệnh lý rong kinh máu cục đó là: điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống và điều trị bằng phẫu thuật.

– Phương pháp điều trị bằng thuốc áp dụng với tình trạng rong kinh nhẹ, nguyên nhân tới từ các rối loạn nội tiết tố. Lúc này, các bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng rong kinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, kết hợp với việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ nâng cao sức khỏe, cải thiện rong kinh đi kèm máu cục.

– Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật áp dụng với tình trạng rong kinh xuất phát từ việc phụ nữ bị mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…Lúc này, tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân mổ nội soi, mổ bóc tách u, cắt bán phần tử cung hoặc cắt toàn phần tử cung,…

Nếu chị em cũng đang gặp phải vấn đề trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital