Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở các bé trai, chiếm khoảng 96% hiện nay, hiện tượng này thường kết thúc khi trưởng thành. Tuy nhiên, có một số trẻ lại xảy ra hiện tượng sưng, đỏ, viêm nhiễm nghiêm trọng. Việc sớm nhận biết các dấu hiệu hẹp bao quy đầu trẻ em sẽ giúp cha mẹ có phương án xử lý kịp thời.

1. Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hẹp bao quy đầu trẻ em?

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng mà bao quy đầu không thể kéo xuống được ngay khi dương vật cương cứng. Đây là hiện tượng thường gặp ở bé trai khi chào đời. Nguyên nhân là do thời điểm này, bao quy đầu của trẻ chưa có sự phân tách giữa lớp bao da quy đầu và đầu dương vât. Hẹp bao quy đầu ở trẻ được chia làm 2 nguyên nhân chính là: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp do bệnh lý khác gây ra.

1.1 Hẹp bao quy đầu do sinh lý

Đa số các trường hợp bao quy đầu trẻ em hẹp là do sinh lý. Do đó, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Bởi đây là hiện tượng hết sức bình thường, bao quy đầu sẽ có chức năng bảo vệ đầu dương vật bởi những tác động xấu. Khi trẻ lớn lên, tình trạng trên sẽ tự động khỏi, da bao quy đầu sẽ tự tụt xuống và không gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam.

1.2 Hẹp bao quy đầu do các bệnh lý gây ra

Khác với hiện tượng hẹp bao quy đầu do sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý sẽ khiến trẻ khó chịu với các triệu chứng như: quy đầu sưng, đỏ, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức khi chạm vào. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ còn xuất hiện hiện tượng dịch mủ, hạt trắng li ti, kèm theo đó, trẻ có thể bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Do đó, nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến đi kiểm tra để được xử lý kịp thời và đúng phương pháp.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở các bé trai, chiếm khoảng 96% hiện nay, hiện tượng này thường kết thúc khi trưởng thành.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở các bé trai, chiếm khoảng 96% hiện nay, hiện tượng này thường kết thúc khi trưởng thành.

2. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có các dấu hiệu như thế nào?

Thông thường, hẹp bao quy đầu ở trẻ không gây đau, tuy nhiên, nếu bao quy đầu bị thắt quá chặt sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như:

– Trẻ bị tiểu khó: Khi đi tiểu phải rặn đỏ mặt, tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.

– Bao quy đầu có dấu hiệu sưng phồng khi trẻ đi tiểu.

– Nguy hiểm hơn là trường hợp bao quy đầu bị sưng, đỏ, nóng, đau và chảy mủ dịch bất thường.

– Bao quy đầu trẻ em bị hẹp sẽ khó quan sát thấy lỗ niệu đạo ngoài.

– Không thể lộn da bao quy đầu hoặc chỉ có thể lộn bao quy đầu được một phần quy đầu dương vật.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: trẻ bị tiểu khó: Khi đi tiểu phải rặn đỏ mặt, tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: trẻ bị tiểu khó: Khi đi tiểu phải rặn đỏ mặt, tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.

3. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng như thế nào?

Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý, cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ, điều trị tích cực cho trẻ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Việc chủ quan, lơ là với bệnh sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà cha mẹ cần hết sức lưu ý:

3.1 Hẹp bao quy đầu ở trẻ em gây ra viêm niệu đạo

Khi trẻ mắc bệnh, các loại vi khuẩn sẽ tấn công và phát triển mạnh mẽ. Chúng không chỉ tồn tại ở bao quy đầu mà còn sinh sôi, lây lan sang các vùng khác, trong đó có niệu đạo. Hậu quả là khiến cho trẻ bị viêm nhiễm niệu đạo.

Khi bị viêm niệu đạo, bựa sinh dục cũng sẽ rất dễ hình thành và dẫn tới các vấn đề nguy hại khác như: viêm bàng quang, viêm thận.

3.2 Hẹp bao quy đầu ở trẻ em gây ra viêm quy đầu

Viêm bao quy đầu là tình trạng mà nhiều trẻ gặp phải nếu như không được phát hiện và xử lý bệnh bao quy đầu kịp thời. Lúc này các chất cặn bã, tế bào chết tích tụ quá nhiều, không được loại bỏ ra ngoài, lâu dần quy đầu sẽ bị viêm nhiễm, sưng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bé.

3.3 Hiện tượng nghẹt bao quy đầu

Vấn đề này thường xảy ra khi bao quy đầu không thể trở lại  như bình thường. Nếu nghẹt bao quy đầu, khiến máu không thể lưu thông tại khu vực này, những biến chứng trẻ phải gặp phải sẽ là: bao quy đầu bị sưng tấy, nguy hiểm hơn là hoại tử.

Cha mẹ nên theo dõi và cho trẻ đi kiểm tra sớm nếu phát hiện ra trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở bao quy đầu.

Cha mẹ nên theo dõi và cho trẻ đi kiểm tra sớm nếu phát hiện ra trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở bao quy đầu.

4. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần được điều trị như thế nào?

Với sự phát triển của nền y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp được công bố và áp dụng trong điều trị hẹp bao quy đầu. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn.

Nhìn chung, khi điều trị hẹp bao quy đầu, bác sĩ sẽ ưu tiên những biện pháp ít gây đau cho trẻ. Hiện nay có 4 phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ được áp dụng phổ biến, đó là:

– Vệ sinh, lộn da bao quy đầu hàng ngày

– Sử dụng thuốc mỡ bôi.

Nong bao quy đầu.

– Phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Để lựa chọn phương pháp phù hợp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ.

Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn. 

Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn.

Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ khiến cho trẻ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên theo dõi và cho trẻ đi kiểm tra sớm nếu phát hiện ra trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở bao quy đầu. Tránh tâm lý chủ quan, tự ý chữa trị tại nhà bằng phương pháp dân gian bởi nó sẽ khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital