Nứt kẽ hậu môn không phải là hiện tượng hiếm gặp và thường gây ra nhiều khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Điển hình là lúc đi vệ sinh rất đau, đi xong vẫn còn đau dai dẳng, thậm chí là cả ngày. Trong lúc đi đại tiện cũng có thể bị ra máu, bệnh nhân thường ám ảnh bởi những cơn đau, sợ không dám đi vệ sinh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Muốn phòng ngừa bệnh, cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị nứt kẽ hậu môn trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao bị nứt kẽ hậu môn?
Có thể bạn không biết, một vài chấn thương tưởng không nghiêm trọng cũng có thể gây nên bệnh lý nứt kẽ hậu môn. Hiện tượng rặn mạnh khi bị táo bón, khiến hậu môn bị giãn quá mạnh khi đi vệ sinh, sau đó phân rắn lại cọ xát cũng hình thành nứt kẽ hậu môn. Sau đây là một số nguyên nhân giải thích vì sao bạn bị nứt kẽ hậu môn:
– Khi bạn bị viêm nhiễm vùng trực tràng và hậu môn: Khi đó, các tế bào bị viêm sẽ sinh ra loại men phân hủy, giảm sức bền của bề mặt hậu môn, do đó khi căng dãn thì vết nứt rất dễ xuất hiện. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân đi phân rắn thì sẽ cọ xát làm rách lớp niêm mạc hậu môn, bệnh nhân đau đớn vô cùng do xuất hiện các ổ loét.
– Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Khi đã có ổ loét gây đau đớn khó chịu mà khối cơ thắt hậu môn phì đại, co thắt rất mạnh thì ổ loét càng không thể lành, kéo dài hiện tượng nứt kẽ hậu môn.
– Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu
– Một số trường hợp chấn thương thường gặp sau khi mổ trĩ bị hẹp hậu môn, sau quá trình rặn đẻ
– Do cơ địa, vùng hậu môn “nhạy cảm” hơn bình thường
– Một số căn bệnh lây nhiễm khác như HIV, lao hậu môn–trực tràng, giang mai…
– Hoặc mắc các bệnh liên quan đến đại tràng, ung thư hậu môn – trực tràng.
– Ngoài ra, một vài yếu tố đặc biệt có thể gây nứt kẽ hậu môn như táo bón, tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục liên quan đến hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn cũng chia ra hai trường hợp đó là cấp tính hoặc mãn tính. Trường hợp mãn tính thì quá trình điều trị sẽ lâu dài và khó khăn hơn. Bệnh nhân bị nứt kẽ mãn tính thường xuất hiện da thừa ở vùng hậu môn và các u nhú nhỏ trong ống hậu môn.
Thông thường, điều trị nứt kẽ hậu môn thường là áp dụng một số cách giúp làm mềm phân, nới lỏng cơ thắt hậu môn để vết thương nhanh chóng lành lại. Muốn làm mềm phân thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp, kết hợp lối sống lành mạnh. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật (tuy nhiên chỉ một số ít bệnh nhân mới phải phẫu thuật). Điều quan trọng nhất là cần chủ động phòng ngừa bằng những cách đơn giản để tránh tình trạng nứt kẽ hậu môn.
2. Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
Để tránh việc mắc phải bệnh nứt kẽ hậu môn, các bạn cần chú ý thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh và tốt cho hệ tiêu hóa, cụ thể:
2.1. Về chế độ sinh hoạt
– Tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, thường xuyên vào một khung giờ cố định: Việc đi đại tiện theo giờ giấc có tác dụng làm bạn không mất phản xạ đại tiện, đồng thời kích thích ruột bài tiết vào đúng thời điểm đó trong ngày, tránh việc táo bón có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa nói chung và vùng hậu môn – trực tràng nói riêng.
– Không dùng sức để rặn khi đi đại tiện: Trong trường hợp bị táo bón thì việc dùng sức sẽ càng khiến tình trạng táo bón thêm tồi tệ hơn, mặt khác chúng có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới rò hậu môn do niêm mạc khu vực này rất mỏng và dễ tổn thương. Nếu gặp tình trạng táo bón bạn nên uống nhiều nước để làm mềm phân hoặc dùng nước muối ấm để thụt tháo phân. Nếu thường xuyên bị táo bón, hay còn gọi là táo bón mạn tính thì bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc nhuận tràng phù hợp.
– Nhớ tập thể dục thường xuyên: Một chế độ tập luyện đều đặn giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái dẻo dai và linh hoạt, không chỉ nâng cao sức khỏe trong đó có các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa mà còn nâng cao hệ miễn dịch, giúp chống lại các vi khuẩn xấu có thể xâm nhập và gây bệnh.
– Khi có những dấu hiệu như đau rát, sưng tấy, viêm hậu môn hoặc có bệnh lý ở vùng trực tràng cần tới bệnh viện thăm khám và điều trị ngay, tránh để lâu ngày hình thành các ổ mủ viêm, dẫn tới biến chứng rò hậu môn.
– Sau khi đi vệ sinh cần làm sạch khu vực hậu môn và giữ cho nơi này luôn khô thoáng. Rò hậu môn cũng có nguyên nhân xuất phát từ việc nhiễm khuẩn, nếu hậu môn nhiễm bẩn, các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và hình thành các ổ rò nguy hiểm.
2.2. Về chế độ ăn uống
– Chế độ ăn uống khoa học: Bạn cần bổ sung nhiều chất khoáng và chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, ăn đa dạng các loại rau củ quả. Uống từ 1.5 tới 2 lít nước/ 1 ngày, ăn thêm hoa quả, trái cây tươi… đây là những thực phẩm có tác dụng làm mềm phân cũng như giữ cho hệ tiêu hóa luôn trong trạng thái khỏe mạnh, ruột hoạt động trơn tru, để bạn ít gặp phải tình trạng táo bón, đau bụng, đầy hơi… gián tiếp gây nên bệnh rò hậu môn.
– Kiêng các chất kích thích, không sử dụng bia rượu, hạn chế tối đa nước có gas và thực phẩm dầu mỡ: Thực phẩm chứa nhiều chất béo khiến dạ dày và hệ tiêu hóa phải hoạt động vất vả hơn, đồ uống có cồn và gas khiến cơ thể bị mất nước, chính vì thế mà làm phân khô, khi những khối phân khô di chuyển khó khăn trong đường ruột, chúng sẽ gây nên hiện tượng đau bụng và táo bón, hình thành áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng, khiến cơ thể có nguy cơ cao đối mặt với bệnh lý rò hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh khá phổ biến và hay gặp, bệnh lý này nếu để càng lâu càng nguy hiểm, có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như áp xe hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, gây thiếu máu và hoại tử khu vực trực tràng… Chính vì thế, ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ nứt kẽ như đau nhức, chảy mủ, sưng đỏ, cảm giác có lỗ rò… người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết ngay lập tức.