[Giải đáp thắc mắc] Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi tình trạng nứt hoặc rách hậu môn khiến người bệnh bị đau rát khó chịu, thậm chí là bị chảy máu, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh. Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh còn gây ra biến chứng rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt ống hậu môn, nhiễm trùng hậu môn rất khó chịu và nguy hiểm, Vậy giải pháp điều trị nào là hiệu quả dành cho người bệnh?

1. Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn hay nứt hậu môn là một hoặc nhiều vết rách nhỏ ở niêm mạc trực tràng thấp (ống hậu môn). Các vết nứt trên da gây đau dữ dội kèm theo hiện tượng chảy máu trong và sau khi đại tiện.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, hướng của các vết nứt kẽ hậu môn thường tạo ra hình bình hành với ống hậu môn và dài từ 5-10mm. Tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất ở tuổi trung niên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nứt kẽ hậu môn cấp tính được biểu hiện ra bên ngoài như vết giấy rách. Trong khi đó, nứt kẽ hậu môn mãn tính sẽ có những vết rách và hai mẩu da thừa, một ở bên trong và một ở bên ngoài.

2. Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

– Viêm nhiễm vùng hậu môn – trực tràng: các men phân hủy chất keo được sản sinh nhờ các tế bào viêm làm giảm sức bền tổ chức. Khi có sự căng giãn thì vết nứt hậu môn dễ xuất hiện. Đặc biệt là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét.

– Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực và co thắt rất mạnh. Sự co thắt của cơ thắt trong hậu môn là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không lành được

– Chấn thương: phân cứng hoặc phân quá lớn, người sau mổ cắt trĩ hoặc hẹp hậu môn, phụ nữ sau khi rặn sinh.

– Thiếu máu tại chỗ.

– Yếu tố cơ địa.

– Các bệnh ký: Bệnh Crohn, viêm đại tràng, lao hậu môn – trực tràng, ung thư hậu môn – trực tràng, giang mai, HIV.

– Các nguyên nhân khác như: táo bón và phải rặn nhiều khi đi tiêu khiến cơ hậu môn không kịp đàn hồi dẫn đến bị rách và chảy máu; tiêu chảy kéo dài; quan hệ tình dục ngã hậu môn, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, các thói quen xấu (chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, ngồi xổm, ngồi một chỗ trong thời gian dài, lười vận động…)

Giải đáp thắc mắc nứt kẽ hậu môn phải làm sao.

Nứt kẽ hậu môn gây đau và chảy máu trong và sau khi đi vệ sinh.

3. Những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh nứt hậu môn là:

– Có cảm giác đau rát như kim chích khi đi đại tiện. Cơn đau này thường sẽ kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ tùy theo kích cỡ vết nứt.

– Vùng da xung quanh hậu môn có dấu hiệu bị nứt ra gây cảm giác rát âm ỉ.

– Xuất hiện những mẩu da thừa xung quanh hậu môn.

4. Vậy bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao?

Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao? Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: khi có dấu hiệu bị rách hậu môn và gây chảy máu, người bệnh không nên hoang lo lắng mà cần bình tĩnh và làm theo hướng dẫn như sau:

4.1. Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao – Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ:

– Luôn luôn giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.

– Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha chè xanh vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, sau khi đại tiện để diệt khuẩn và giảm đau.

– Cần lau khô hậu môn bằng khăn mềm. Không nên dùng giấy khô cứng vì sẽ khiến hậu môn bị cọ xát, trầy xước dẫn đến tổn thương nặng hơn.

4.2. Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao – Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

– Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: khoai lang, bông cải xanh, thanh long, đu đủ, sắn dây…để giúp quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn như:

– Bổ sung từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và tăng cường khả năng hoạt động của hệ dạ dày – đại tràng.

– Không hút thuốc lá; Tránh xa rượu, bia, cafe và các món ăn có gia vị cay nóng.

– Đảm bảo thời lượng và chất lượng giấc ngủ: ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

– Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, stress.

– Tăng cường vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi lội… không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.

– Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát bằng vải cotton mềm, dễ thấm mồ hôi

– Tuyệt đối không được quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

4.3. Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao – Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín:

Nếu tình trạng rách hậu môn kéo dài và có nguy cơ gây viêm, nhiễm trùng hậu môn thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc:

Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị nứt kẽ hậu môn như: Proctolog, Nitroglycerin, Tetracycline anusol-Hc,… Ngoài ra có thể sử dụng kèm các thuốc như thuốc làm mềm phân (giảm triệu chứng táo bón, cải thiện vấn đề đại tiện, nhuận tràng sạch ruột); thuốc giảm đau (giúp thuyên giảm các cơn đau); thuốc kháng sinh (giảm viêm nhiễm, chảy dịch ở hậu môn).

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Đọc bài để biết nứt kẽ hậu môn phải làm sao?

Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị khỏi bằng thuốc kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Phẫu thuật:

Nếu vết thương lâu lành hoặc bệnh nứt hậu môn mạn tính, người bệnh cần làm các phẫu thuật để mang lại hiệu cao hơn. Các phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường được chỉ định:

– Nong hậu môn: giúp nới cơ vòng hậu môn ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp.

– Tiểu phẫu cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại.

– Phẫu thuật mở cơ vòng trong hậu môn: tạo một vết cắt bên lòng trong của cơ vòng chiều dài tương đương với rãnh nứt.

– Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong

– Mở cơ thắt trong bằng hoá chất: sử dụng botulinum A hoặc  nitroglycerin gây liệt tạm thời cơ thắt trong để vết nứt kẽ hậu môn tự lành.

5. Biến chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Khi bị nứt kẽ hậu môn tuyệt đối không được chủ quan, cần theo dõi và thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp rách hậu môn sẽ tự lành lại sau 4-6 tuần. Tuy nhiên nếu hậu môn bị rách liên tục với vết nứt lớn kèm theo chế độ vệ sinh kém sạch sẽ thì nhanh chóng gây ra các nguy cơ:

Gây nhiễm trùng hậu môn

Hậu môn là nơi tiếp xúc với phân nên có rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nứt kẽ hậu môn nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, các vi khuẩn gây bệnh có thể ngược dòng gây viêm nhiễm đường ruột, viêm niệu đạo, viêm trực tràng, suy thận và nhiễm trùng máu.

Nguy cơ thiếu máu

Tình trạng nứt hậu môn gây chảy máu hậu môn. Nếu vết rách lớn và kéo dài trong nhiều ngày, người bệnh dễ rơi vào tình trạng mất nhiều máu và thiếu máu. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi; da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt và suy giảm trí nhớ.

Gây nhiễm trùng máu

Hiện tượng chảy máu hậu môn chủ yếu do các tĩnh mạch hậu môn bị vỡ tạo thành.  Khi hậu môn bị rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tĩnh mạch gây nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng của người bệnh.

Hoại tử hậu môn

Rách hậu môn kéo dài và không được hỗ trợ điều trị có thể hình thành các ổ áp xe hậu môn chứa mủ. Khi các ổ áp xe phát triển lớn sẽ bị vỡ ra, chảy mủ và mang theo mầm bệnh. Từ đó làm tăng nguy cơ gây hoại tử hậu môn.

Những nguy hại mà tình trạng nứt kẽ hậu môn gây ra là rất nguy hiểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị rách hậu môn, người bệnh nên chú ý vệ sinh sạch sẽ. Nếu hậu môn đau và chảy máu bất thường thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra

Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các vấn đề liên quan đến trường hợp bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sớm nhất có thể. Bệnh được chẩn đoán và xử lý càng sớm thì khả năng phục hồi hoàn toàn càng cao mà không để lại bất cứ di chứng nào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital