Khám dinh dưỡng là một việc vô cùng quan trọng, cung cấp nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy khi nào nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc khám dinh dưỡng của trẻ?
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích của việc khám dinh dưỡng
Khám dinh dưỡng mang đến những lợi ích sau cho trẻ:
– Giúp đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của con để giúp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như vận động luyện tập.
– Phát hiện sớm những bệnh lý về dinh dưỡng (dễ gây hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sau này): thừa cân, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu khoáng chất….
– Được bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng xây dựng phác đồ dinh dưỡng khoa hoc cho con, giúp con bổ sung được những chất cần thiết và xây dựng lối sống lành mạnh khi trưởng thành.
2. Khi nào nên cho trẻ khám khám đi dinh dưỡng?
Để biết chính xác được tình trạng sức khoẻ của con thì khám dinh dưỡng được coi là một giải pháp hiệu quả. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng khi thấy con có những biểu hiện sau:
– Chậm lớn, không tăng cân trong thời gian dài
– Thấp còi, nhẹ cân.
– Bị tình trạng thừa cân, béo phì.
– Biếng ăn, bị sợ ăn uống.
– Da dẻ có màu sắc nhợt nhạt, xanh xao.
– Tóc có xu hướng rụng nhiều.
– Biểu hiện chậm chạp, kém linh hoạt.
– Có dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón….
3. Quy trình khám dinh dưỡng bao gồm những gì?
3.1 Thăm khám dinh dưỡng tổng quát
Bước đầu tiên của khám dinh dưỡng là bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cho trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh cần liệt kê thật chi tiết triệu chứng, chế độ ăn uống của trẻ để có cơ sở dữ liệu chính xác nhất giúp bác sĩ đưa ra được kết luận đúng. Tiếp theo, trẻ sẽ được đo chiều cao, cân nặng. Có thể nói thăm khám là bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua giúp bác sĩ có những đánh giá tổng quát nhất về tình trạng sức khoẻ của trẻ.
3.2 Thực hiện xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh
Để có cơ sở chính xác và đưa ra được phác đồ hợp lý, một số trường hợp bệnh nhi sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu, sinh hoá máu, xét nghiệm vi chất dinh dưỡng, siêu âm, soi phân, nội soi….
3.3 Tư vấn và xây dựng phác đồ dinh dưỡng cho trẻ
Sau khi có đủ cơ sở dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng trẻ đang gặp phải, phân tích nguyên nhân và từ đó xây dựng phác đồ dinh dưỡng khoa học phù hợp với thể trạng của trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giải đáp những thắc mắc của phụ huynh khi chăm sóc trẻ tại nhà để việc áp dụng phác đồ đạt hiệu quả cao hơn.
3.4 Tái khám dinh dưỡng định kỳ
Khi đã áp dụng phác đồ dinh dưỡng của bác sĩ một thời gian cụ thể (tuỳ vào từng trường hợp), trẻ sẽ được hẹn lịch tái khám dinh dưỡng để kiểm tra chế độ dinh dưỡng đó có giúp trẻ hồi phục về tình trạng sức khoẻ bình thường chưa? Có mang lại lợi ích cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ không? Nếu có bất cứ bất thường gì, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phác đồ cho phù hợp sau đó hẹn lịch tái khám để kiểm tra.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến khám dinh dưỡng cho trẻ
4.1 Cơ sở y tế
Cơ sở y tế là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn địa chỉ khám dinh dưỡng cho con. Phụ huynh cần xem xét kỹ các yếu tố như: Cơ sở y tế đó có được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động không? Có được trao các danh hiệu lớn không? Có được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn không?
4.2 Trình độ chuyên môn của bác sĩ
Bên cạnh việc xem xét cơ sở y tế thì trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Tại các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm để lên phác đồ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
4.3 Hệ thống trang thiết bị
Hệ thống trang thiết bị là công cụ hỗ trợ đắc lực hỗ trợ bác sĩ hiệu quả trong khám lâm sàng và cận lâm sàng cho bé. Những cơ sở y tế lớn sở hữu hệ thống máy móc tân tiến nhập khẩu từ các nước có nền y khoa hàng đầu, phục vụ hiệu quả nhất cho việc thăm khám và điều trị cho trẻ.
4.4 Sự quan tâm của phụ huynh
Sự quan tâm của phụ huynh ảnh hưởng không nhỏ đến việc khám dinh dưỡng của trẻ. Bước đầu tiên trong quy trình khám dinh dưỡng cho trẻ chính là thăm khám lâm sàng. Ở bước này, phụ huynh cần phải cung cấp những thông tin chi tiết về triệu chứng, chế độ ăn uống của con tại nhà giúp bác sĩ đưa ra được đánh giá tổng quát về tình trạng của con.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc “khi nào nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng” cũng như những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề khám dinh dưỡng cho trẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, phụ huynh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giải đáp chi tiết và chính xác nhất.